Home Thi công Phương pháp chống thấm bể bơi hiệu quả nhất 

Phương pháp chống thấm bể bơi hiệu quả nhất 

218

Bể bơi là công trình tiếp xúc với lượng nước lớn 24/24 nên rất dễ bị thấm nước, rò rỉ nước.Tình trạng thấm nước lâu ngày ảnh hưởng đến kết cấu, tuổi thọ và thẩm mỹ công trình. Vì thế chống thấm bể bơi là việc làm cần thiết giúp bể bơi duy trì nước sạch, bể nước ổn định để sử dụng lâu dài.

Vì sao cần chống thấm bể bơi?

Bể bơi bị thấm nước là tình trạng thường gặp bởi nhiều nguyên nhân như:

  • Áp lực nước lớn, nước và không khí thấm qua bề mặt lâu ngày gây ăn mòn vật liệu
  • Vết nứt xuất hiện do quá trình thi công chưa đảm bảo
  • Lỗ hệ thống ống nước và hệ thống hút nước
  • Thiếu rào cản chống thấm giữa hồ bơi và tường bê tông
  • Đường ống hư hỏng, kết cấu bê tông không chắc chắn, …

Nếu không được chống thấm ban đầu hoặc tình trạng thấm nước trở nên trầm trọng có thể gây ra nhiều nguy hại:

  • Nguồn nước bị ảnh hưởng do thấm ẩm, ảnh hưởng sức khỏe
  • Kết cấu bể bơi bị phá vỡ, giảm tuổi thọ
  • Hệ thống nước không ổn định, nước rò rỉ liên tục.

Chống thấm bể bơi không chỉ ngăn nguy cơ thấm nước mà còn giúp ổn định hệ thống nước, đảm bảo chất lượng kết cấu, tăng độ bền cho công trình.

Phương pháp chống thấm bể bơi – ngăn triệt để tình trạng thấm đọng nước liên tục

Do bể bơi là nơi chứa lượng nước lớn, cần lưu thông liên tục. Nước trong bể bơi có chứa hóa chất Clo. Do đó chống thấm khu vực này cần sử dụng các vật liệu chống thấm chuyên dụng.

Các sản phẩm chống thấm phải cung cấp khả năng chống thấm mạnh, kháng nước tuyệt đối. Tiêu biểu như chất chống thấm gốc xi măng hoặc Composite, sơn Epoxy. Chúng có khả năng chống lại các dung dịch hóa chất, clo và muối trong đất.

Sơn chống thấm bể bơi bằng Epoxy

Epoxy là vật liệu chống thấm bể bơi phổ biến. Chúng tạo ra rào cản vững chắc chống lại sự xâm nhập của nước. Sơn chống thấm Epoxy được tạo thành bởi dung môi và các hạt màu, chất đóng rắn là epoxy. Giúp bảo vệ bề mặt bể bơi khỏi tác động mạnh của hóa chất clo và các tác nhân khí quyển.

Ưu điểm:

  • Chống thấm hoàn hảo
  • Không tan trong nước, kháng nước tuyệt đối
  • Độ bám dính cao
  • Đanh chắc, bền cứng, chịu nhiệt tốt

Quy trình chống thấm bể bơi với sơn Epoxy như sau: 

Bước 1: Xử lý bề mặt 

Một lớp sơn chống thấm chất lượng phụ thuộc ít nhiều vào bề mặt của thành bể. Để sơn bám lâu và phát huy công dụng chống thấm, bề mặt cần phải phẳng, mịn, và khô ráo. Ở bước này, để thuận tiện, máy chà sàn là giải pháp tối ưu, đặc biệt với hồ bơi rộng. Sau đó, tiến hành vệ sinh và làm sạch lớp bụi. 

Bước 2: Tiến hành sơn lót

Sơn lót sẽ khiến bề mặt mịn hơn. Từ đó, lớp sơn thành phẩm sẽ đẹp mắt, dễ bám dính và chống được nấm mốc. Đây là một bước khá cơ bản, vì vậy bạn có thể dễ dàng thực hiện. 

Bước 3: Hoàn thiện lớp sơn cát

Sơn cát là lớp sơn quan trọng, quyết định khả năng chống thấm. Khi tiến hành sơn cát, bạn cần trộn cát thạch anh với sơn chuyên dụng với tỷ lệ hướng dẫn. Sau khi hoàn thiện, lớp sơn sẽ giúp tăng độ bền của thành bể. 

Bước 4: Bả sơn bề mặt thành bể

Với lớp sơn bả, bạn sẽ có một bề mặt mịn hơn, khắc phục các vết nứt gãy, lồi lõm. Khi sơn, bạn nên sử dụng bay tán đều hỗn hợp ra bề mặt để loại bỏ bọt khí. 

Bước 5: Sơn phủ Epoxy lên bề mặt 

Sơn Epoxy bao gồm 2 loại: sơn tự san phẳng và sơn hệ lăn. Khi sơn phủ cho hồ bơi, bạn có thể sử dụng sơn hệ lăn, phù hợp với bề mặt dốc đứng. Thực tế, loại sơn này khá rẻ so với sơn Epoxy tự san phẳng. 

Sơn epoxy là giải pháp phổ biến trong chống thấm hồ bơi. Loại sơn này có thể bảo vệ mặt sàn, loại bỏ nấm mốc, và tăng tuổi thọ công trình. 

Cụ thể, sơn có 2 thành phần chính. Một là dung môi và các hạt tạo màu, tương tự với các loại sơn khác. Thành phần còn lại là chất đóng rắn, thành phần quyết định tính chống thấm của sơn. Loại hợp chất này được gọi là epoxy. Tính chất nổi bật là không tan trong nước, kháng nước tuyệt đối, và độ bám dính cao. Cấu tạo của thành phần này còn chứa 2 vòng benzen. Vì vậy, Epoxy thường dai, cứng và bền với nhiệt, đặc biệt phù hợp với khí hậu khắc nghiệt. Khi sử dụng, bạn phải đổ phần sơn vào một chất dung môi đi kèm, khuấy trộn đều và tiến hành sơn luôn. Tránh để hỗn hợp tiếp xúc với không khí quá lâu, vì nó sẽ đóng cứng lại, khó sử dụng. 

Chống thấm bể bơi bằng Composite

Composite là một vật liệu dạng sợi thuỷ tinh được cấu tạo từ keo composite và vải thuỷ tinh. Cụ thể, vật liệu này bao gồm 2 thành phần chính: vật liệu cốt và vật liệu nền. Vật liệu cốt, như đã đề cập, là các sợi thuỷ tinh dài. Thông thường, những sợi này có tác dụng chịu ứng suất tập trung, kháng hoá chất, và truyền nhiệt. Trong khi đó, vật liệu nền có tính kết dính, phân tán môi trường, và bảo vệ vật liệu cốt. 

Mang những ưu điểm trên, composite có tính chống thấm và chịu lực tốt. Vì thuỷ tinh không phản ứng với hóa chất, độ bền cũng được đảm bảo dưới điều kiện khắc nghiệt. Một ưu điểm nữa của composite là nhẹ, mỏng, phù hợp với các công trình phố hiện nay. Khi chống thấm hồ bơi với composite, bạn sẽ tiến hành ít bước hơn so với sơn Epoxy. Các bước đơn giản, không yêu cầu cao so với sơn epoxy.

Cụ thể, quy trình chống thấm bể bơi với vật liệu composite bao gồm các bước: 

Bước 1: Làm sạch hồ bơi 

Giống như tất cả các phương pháp chống thấm, việc làm sạch hồ bơi rất quan trọng. Trong bước này, bạn cần đảm bảo bề mặt bể không còn bụi bẩn và cặn bám. Hồ bơi sạch sẽ tăng độ bám dính của keo composite.

Bước 2: Thực hiện lớp keo lót

Sau khi đã có một bề mặt sạch, bạn sẽ tiến hành lăn phủ một lớp keo lót mỏng. Bạn cần chú ý trám đều vào các chỗ lõm và vết nứt để keo bao phủ 100%. Khi hoàn thành, đợi trong khoảng 20 phút để lớp keo khô lại rồi mới chuyển sang công đoạn tiếp theo. 

Bước 3: Bọc phủ các màng thuỷ tinh 

Cắt các mảng sợi thuỷ tinh sao cho phù hợp với kết cấu hồ bơi. Sau đó, trộn đều với nhựa nền theo đúng hướng dẫn. Tiến hành bọc lớp sợi thuỷ tinh lên bề mặt sao cho phẳng, không còn bọt khí. 

Chống thấm bể bơi bằng vật liệu gốc xi măng 2 thành phần

Các sản phẩm chống thấm gốc xi măng 2 thành phần là hỗn hợp bao gồm thành phần A (chất lỏng) và thành phần B (dạng bột gốc xi măng) được định mức theo một tỷ lệ nhất định do nhà sản xuất đưa ra.

Sử dụng vật liệu: Sikatop® Seal 107, vữa chống thấm polyme cải tiến 2 thành phần gốc xi măng.

Chống thấm bể bơi bằng SikaTop Seal-107, Sika Latex,…. là giải pháp đã được chứng minh mang lại hiệu quả cao, bảo vệ công trình lâu dài theo thời gian, giúp cho kết cấu của bể bơi chịu được áp lực nước.

Các phụ gia sika chống thấm, bao gồm :

  • Phụ gia chống thấm Sikalatex
  • Vật liệu chống thấm gốc xi măng 2 thành phần
  • Keo chống thấm chịu được áp lực cao, dùng để bít các vết nứt.

Do chống thấm gốc xi măng nên thời gian đóng rắn nhanh, bám dính tốt trên các loại vật liệu khác nhau như: bê tông, tường gạch, gạch men, thạch cao, thép, kim loại mạ kẽm,…

Chống thấm gốc xi măng 2 thành phần khi đóng rắn tạo thành lớp màng có độ đàn hồi cao (lên tới 230%) do vậy thích hợp cho việc chống thấm những khu vực ẩm ướt như chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm bể nước,….

Chống thấm gốc xi măng 2 thành phần không chứa clorua và muối ăn mòn khác, chống được môi trường và xâm thực muối. Ngoài ra các sản phẩm này không chứa chất độc hại, chống chịu thời tiết tốt.

Quy trình chống thấm bể nước hoàn chỉnh

Bước 1: Thực hiện bão hòa nước và bo góc chân tường

  • Trước khi quét gốc xi măng thành 2 phần lên bề mặt xử lý, mọi người cần bão hòa nước trước để tránh tình trạng bê tông bị háo nước, gây mấy liên kết với vật liệu chống thấm.
  • Thực hiện bo toàn bộ góc chân tường với xi măng và cát vàng có trộn Sika Latex.

Bước 2: Thực hiện thi công chống thấm bể bơi

  • Sử dụng các vật liệu chống thấm đã được quét sau khi lớp trước đã khô
  • Tùy thuộc vào các loại vật liệu mà thực hiện 1 hay nhiều hơn với độ dày là 1mm cho 1 lớp.

Bước 3: Lưu ý

  • Không nên trộn quá nhiều để tránh trường hợp thi công không kịp
  • Nên thực hiện bằng cách chia nhỏ công việc cho nhiều người cùng làm.
  • Gia cố bằng lớp xi măng và cát lên bề mặt chống thấm sau khi chúng thực sự khô để đảm bảo chất lượng. 

Quy trình thi công:

– Đối với bể bơi xây mới:

+ Tháo sách nước trong bể (nếu có), đánh nhám bề mặt bể bằng máy mài

+ Xử lý kỹ thuật các vết nứt bằng keo chống thấm chuyên dụng.

+ Thổi sạch bụi bẩn, đục xóa các vị trí lồi lõm. Làm sạch bề mặt, loại bỏ vữa thừa, tạp chất bằng vòi áp lực cao.

Sau khi bề mặt bề mặt đã khô, bằng phẳng và không còn tạp chất

+ Đầu tiên ta chống thấm thoát sàn: Dùng đục đục cổ cách miệng ống từ 2 – 3 cm theo hình chữ V và vệ sinh sạch sẽ. Lấp đầy cổ ống cần đổ vữa sang khu vực khác sau đó quấn quanh cổ ống bằng thanh cao su trương nở hay còn gọi là gioăng trương nở. Trộn keo chà ron không co ngót Grout và đổ vào ống thoát sàn đã được trám sẵn.

+ Thi công phụ gia chống thấm Sika latexTH để tăng độ bám dính lên bề mặt bể.

+ Phủ 2 lớp màng chống thấm gốc xi măng (Sika topseal 109; Master Seal…) lên toàn bộ bề mặt bể, giữa các lớp sử dụng lưới gia cố để ngăn nước thoát ra ngoài tốt nhất.

Bước 5- Kiểm tra rò rỉ

  • Sau khi lớp màng được xử lý đúng cách, hãy kiểm tra để đảm bảo hồ bơi kín nước trước khi bắt đầu lắp đặt gạch.
  • Sau một tuần bảo dưỡng, phải tiến hành kiểm tra ngập nước hoặc kiểm tra theo giai đoạn để đảm bảo bể bơi kín nước mới tiến hành lắp đặt gạch. Tuy nhiên, nếu phát hiện bất kỳ rò rỉ nào thì có một trục trặc cần được khắc phục bằng sửa chữa.
  • Nếu không phát hiện thấy rò rỉ, hãy lấp đầy bể trên mức đầu tiên của thiết bị cố định và lặp lại thử nghiệm.
  • Nếu phát hiện rò rỉ ở bất kỳ giai đoạn nào, hãy rút nước ra khỏi bể bơi càng nhiều càng tốt để tiến hành sửa chữa.

Điều cần lưu ý khi chống thấm bể bơi

Nhiều vấn đề có thể được ngăn chặn bởi một nhà thầu bể bơi trong giai đoạn lập kế hoạch xây dựng hoặc cải tạo bể bơi. Các yếu tố khác nhau rất quan trọng để được xem xét;

  • Phân tích nhiệt độ xung quanh và yêu cầu chức năng theo yêu cầu của khách hàng
  • Màng chống thấm phải được dán kín để chịu được áp suất thủy tĩnh của nước
  • Bề mặt bể bơi phải được trang bị hệ thống sao cho bền, dễ vệ sinh, chịu được tác động của hóa chất và không bị biến đổi màu sắc,
  • Lớp sơn, lớp gạch ốp lát không được coi là lớp chống thấm
  • Luôn áp dụng hệ thống chống thấm dưới gạch phù hợp
  • Xử lý chống thấm, các góc bằng băng keo chống thấm
  • Tại thời điểm lắp đặt gạch, chiều rộng mối nối tối thiểu là 2-3mm phải được duy trì và phải được chà ron bằng vữa xi măng
  • Hệ thống chống thấm được sử dụng phải tuân thủ cả áp lực nước dương và âm

Việc chống thấm bể bơi nên được thực hiện bởi đội ngũ chuyên nghiệp. Bởi vì chỉ với việc lựa chọn vật liệu phù hợp và tay nghề phù hợp, mới có thể có được một hồ bơi cách nhiệt tốt.

Trước khi bắt đầu xây dựng hồ bơi, sàn bê tông được phủ một lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng. Chất liệu này cần có tính năng bám dính chắc chắn, bền bỉ bên cạnh tính năng chống thấm nước. Bởi vì nó phải bám dính tốt vào bề mặt bê tông mà nó được thi công và bề mặt được thi công trên nó.

Sau khi sử dụng vật liệu chống thấm gốc xi măng, sàn hồ bơi được phủ bằng gốm. Ở giai đoạn này, không nên quên rằng các công trình cung cấp nước lưu thông cũng cần được chống thấm. Việc chống thấm cho các cấu trúc này, vốn là một hệ thống điều áp tiếp xúc thường xuyên với nước, phải được hoàn thành bằng cách sử dụng băng keo chống thấm.

Điều cực kỳ quan trọng là các sản phẩm được sử dụng trong chống thấm bể bơi phải là vật liệu không bị ảnh hưởng bởi hóa chất, clo và muối, không gây ra sự hình thành tảo, bền, dẻo và không bị ảnh hưởng bởi áp lực.

Bài trướcChống thấm lộ thiên là gì? | Các vật liệu chống thấm lộ thiên phổ biến hiện nay
Bài tiếpPhương pháp chống thấm tầng hầm | Vật liệu chống thấm tầng hầm tốt nhất
Chia sẻ kiến thức chống thấm màu

Trả lời

Nhập bình luận tại đây
Nhập tên