Mục đích của bể nước thải – bể phốt là để các chất lỏng – chất thải có thể chảy qua các bức tường xuống khu đất xung quanh và bên dưới bể. Chống thấm bể nước thải – bể phốt là rất quan trọng nhằm ngăn ngừa rò rỉ và nhiễm bẩn.
Mục lục:
Vì sao cần chống thấm bể nước thải – bể phốt?
Mặc dù bể nước thải – bể phốt thường được xây bằng bê tông có vẻ rất kiên cố. Nhiều người nghĩ các chất thải khó có thể vượt qua bức tường gây thấm nước. Tuy vậy, bể nước thải – bể phốt có thể xuống cấp và thấm ẩm nhanh chóng nếu không được chống thấm.
Chống thấm bể nước thải – bể phốt mang lại nhiều lợi ích:
- Chống thấm, chống rò rỉ nước thải
- Chống nứt vỡ, giữ kết cấu công trình
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe
- Ngăn ngừa sự ăn mòn
- Ngăn vi khuẩn tiếp xúc với môi trường đất, nước xung quanh, …
Chống thấm bể nước thải là biện pháp cần thiết giúp gìn giữ kết cấu công trình. Giúp hoạt động xử lý nước thải diễn ra đúng quy trình, tăng tuổi thọ, ngăn công trình khỏi sự xói mòn.
Dấu hiệu bể nước thải – bể phốt bị nứt vỡ, thấm ẩm
Một số dấu hiệu CẢNH BÁO bể nước thải bị THẤM, NỨT TƯỜNG
- Bể xuất hiện mùi khó chịu: Bằng cách kiểm tra khu vực bể phốt – bể nước thải.
- Nước tràn ra ngoài: Khu vực bể nước thải nếu xuất hiện các vùng nước nhỏ hoặc đất ẩm ướt. Đây là dấu hiệu tiêu biểu khi bể thải bị thấm, nứt ở mức độ cao.
- Cây xanh tươi bất thường quanh bể phốt: Khi nước thải bị thấm ra ngoài khiến có cây phát triển đột ngột.
Phát hiện sớm dấu hiệu bể nước thải bị rò rỉ, nứt vỡ giúp bạn khắc phục kịp thời tình trạng thấm ẩm. Từ đó lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp để bảo vệ công trình:
Phương pháp xử lý chống thấm bể phốt phổ biến nhất
Chống thấm bể nước thải – bể phốt khó khăn so với chống thấm khu vực khác. Bởi bể nước thải được xây dưới lòng đất, quá trình thi công có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Vì vậy nên lựa chọn vật liệu chống thấm hiệu quả và bền bỉ. Giúp công trình chống thấm đảm bảo sử dụng lâu dài, an toàn cho gia chủ.
Các vật liệu chống thấm bể nước thải – bể phốt chủ yếu gồm sơn chống thấm, Sika chống thấm, keo Epoxy, …
Chống thấm bể phốt bằng Sika
Sika là vật liệu chống thấm phổ biến không chỉ với bể phốt – bể nước thải. Vật liệu Sika được sử dụng rộng rãi, phù hợp với nhiều bề mặt.
Ưu điểm Sika chống thấm:
- Chống thấm, chống ăn mòn tường bể, thành bể
- Chống rò rỉ, thấm dột nước thải
- Dễ thi công, an toàn với người dùng
- Chi phí rẻ, thời gian thực hiện nhanh
- Tính liên kết cao giữa các khối bê tông
Cách thi công vật liệu Sika dựa theo hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất.
Sử dụng sơn chống thấm bể phốt
Thị trường hiện nay có nhiều dòng sơn chống thấm chuyên dụng cho bể nước thải – bể phốt. Nên sử dụng các loại sơn chống thấm hiệu quả như sơn gốc nước, gốc PU – Polyurethane, gốc Polyurea để mang lại hiệu quả chống thấm cao nhất.
Cách chống thấm bể phốt bằng keo
Keo chống thấm bể nước thải – bể phốt phổ biến như keo Epoxy. Chất keo có tác dụng ngăn thấm nước hiệu quả.
Keo Epoxy không chỉ thấm nước tối ưu với bể nước thải – bể phốt. Chúng còn sử dụng đa dạng với sân thượng, sàn nhà, nhà vệ sinh. Bởi keo Epoxy có tính an toàn, dễ sử dụng.
Chống thấm cho bể nước thải – bể phốt cần lưu ý gì?
Bể nước thải – bể phốt là nơi chứa chất thải sinh hoạt nên việc chống thấm khá phức tạp. Một số lưu ý chống thấm bể nước thải – bể phốt:
- Lựa chọn phương pháp chống thấm hiệu quả, bền bỉ theo thời gian
- Cần xử lý, khắc phục chống thấm ngay khi phát hiện tình trạng bể rò rỉ, thấm nước
- Đảm bảo an toàn lao động, trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng vệ khi tiến hành chống thấm
- Chống thấm đúng quy trình, đúng hướng dẫn của từng vật liệu chống thấm.
Như vậy, so với chống thấm nhà vệ sinh, sân thượng, sàn mái, … thì chống thấm bể nước thải – bể phốt khó khăn hơn rất nhiều. Quá trình xử lý chống thấm cần đội ngũ chuyên môn có kinh nghiệm. Do đó lời khuyên là nên thi công chống thấm ngay khi xây mới bể nước thải – bể phốt. Nếu xảy ra rò rỉ nước trong quá trình sử dụng, nên xử lý chống thấm ngay để tránh gây hại đến môi trường xung quanh.