Home Thi công Mách bạn cách chống thấm nhà tắm cho hiệu quả tốt nhất

Mách bạn cách chống thấm nhà tắm cho hiệu quả tốt nhất

293

Hạng mục nhà tắm là môi trường đọng nước lâu ngày và liên tục rất dễ bị thấm ẩm nếu không thi công đúng quy trình. Để nhà tắm bền đẹp bạn cần áp dụng các biện pháp chống thấm chuyên biệt để bảo vệ chất lượng công trình. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân nhà tắm bị thấm nước, tầm quan trọng của chống thấm nhà tắm và biện pháp khắc phục. 

Nguyên nhân khiến nhà tắm bị thấm nước

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nhà tắm bị thấm ẩm giúp bạn lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp.

Một số lý do khiến nhà tắm bị thấm nước:

  • Sàn nhà tắm đọng nước lâu ngày, lượng nước thẩm thấu qua mạch lát nền và sàn bê tông khiến hơi nước tích tụ và lắng đọng.
  • Tường hoặc trần nhà tắm bị thấm ướt nhưng không được khắc phục kịp thời khiến nhà tắm bị thấm nhiều, xuất hiện vết mốc.
  • Hệ thống nước bị rò rỉ khiến nước thấm ngược vào khu vực nhà tắm
  • Quá trình thi công sai kỹ thuật
  • Kết cấu tường nhà tắm không thi công chống thấm ban đầu hoặc đã thi công nhưng chưa đảm bảo khả năng chống thấm

Ngoài các lý do trên thì nhà tắm bị thấm ẩm cũng có thể do gạch lát nền bị hở, bong với diện tích lớn khiến nước thấm xuống. Do đó gây tình trạng thấm tường, vi khuẩn ẩm mốc sinh sôi.

Vì sao phải chống thấm cho nhà tắm hay nhà vệ sinh?

Chống thấm cho công trình xây dựng là điều cần thiết giúp tăng tuổi thọ công trình. Bên cạnh đó giúp con người tránh khỏi các yếu tố gây hại như vi khuẩn nấm mốc, rong rêu. Hơn nữa, với nhà tắm lại là nơi sử dụng nhiều nhất trong gia đình; hàng ngày mọi người xả nước khiến tình trạng ẩm ướt diễn ra gần như liên tục; việc chống thấm nhà tắm là không thể bỏ qua nhằm giúp bảo vệ công trình, bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.

Chống thấm nhà tắm – nhà vệ sinh mang lại nhiều lợi ích:

  • Ngăn nấm mốc, vi khuẩn: Việc chống thấm nhà tắm giúp ngăn chặn sự xuất hiện và xâm nhập của vi khuẩn có hại. Đặc biệt với nhà tắm tầng 1, là nơi mà vi khuẩn dễ xâm nhập từ dưới nền đất, các tác nhân mối mọt dễ khiến tường gạch, vữa bị lồi lõm và xuống cấp.
  • Ngăn thấm ẩm, mưa dột: Chống thấm nhà tắm như một lớp màng bảo vệ kiên cố, ngăn nước rò rỉ qua các khe hở trên sàn và vách ngăn. Từ đó bảo vệ tường, sàn nhà tắm, tiết kiệm chi phí sửa chữa trong tương lai.
  • Bảo vệ tài sản: Nhà tắm là khu vực quan trọng trong căn nhà. Nếu nhà tắm được chống thấm tốt giúp bạn tăng lợi nhuận khi cho thuê nhà hoặc giữ giá trị khi bán cho người khác.
  • Khả năng cách nhiệt tốt: Chống thấm với nhà tắm khiến lượng nhiệt trong nhà được giữ lại, từ đó giảm nóng, tiết kiệm chi phí chống nóng vào mùa hè.

Chống thấm nhà tắm bên cạnh đó còn giúp tăng chất lượng cuộc sống, giúp tinh thần mọi người thoải mái và vui vẻ. Khi sử dụng, bạn không còn những lo lắng vấn đề ẩm mốc hay thấm dột. Vì thế mà chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhà tắm cũng bền đẹp và thẩm mỹ hơn.

5 cách chống thấm nhà tắm từ vật liệu chuyên dụng

Có nhiều phương pháp chống thấm nhà tắm hiệu quả từ nhiều chất liệu. Những vật liệu chống thấm phổ biến như Sika, Intoc, màng khò nóng, … Mỗi vật liệu có những ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên khả năng chống thấm là tối ưu, là giải pháp được mọi người tin dùng.

Chống thấm nhà tắm bằng Sika

Sika được biết đến là vật liệu chống thấm cao cấp, có tác dụng ngăn nước, ngăn ẩm cho nhiều công trình.

Sika có nguồn gốc từ xi măng polyme, sau đó được cải tiến hơn với nhiều đặc điểm vượt trội:

  • Chống thấm, chống phá vỡ kết cấu bê tông, giúp tăng tuổi thọ bê tông, đặc biệt với vị trí hay bị thấm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh
  • Độ bám dính cao, xử lý tốt các vết nứt tường, kháng nước – ngăn chặn tối đa hiện tượng nứt vỡ.
  • Tăng độ kết dính giữa các bê tông, xử lý các mạch ngừng trong khối bê tông.

Vật liệu Sika ứng dụng với nhiều hạng mục công trình như sân thượng, bể nước, trần nhà, tường nhà…, điển hình nhất trong xây dựng.

Sử dụng keo kháng nước Intoc

Intoc là vật liệu chống thấm dạng keo được ưu tiên sử dụng bởi nhiều ưu điểm như ngăn nước thấm, an toàn và dễ sử dụng, độ bám dính tốt.

Cách chống thấm nhà tắm bằng keo kháng nước Intoc:

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt
  • Bước 2: Dùng Intoc trét vào các nơi tiếp giáp ống nước và sàn bê tông khi đã được làm sạch và khô.
  • Bước 3: Tạo ẩm cho bề mặt bằng nước để đảm bảo độ ẩm trước khi thi công (nên tạo ẩm 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút)
  • Bước 4: Tô lớp hồ dầu chống thấm Intoc lên bề mặt, sau đó phủ lớp vữa bảo vệ là hoàn thành.

Lưu ý khi dùng keo Intoc: Nên thi công dạng cuốn chiếu để tránh va chạm vào bề mặt còn ướt; phải chống thấm chân vách tường trước khi chống thấm sàn.

Chống thấm bằng màng khò nóng

Chống thấm nhà tắm với màng khò nóng là giải pháp tiện lợi khi thực hiện nhanh và hiệu quả khoảng 10 năm. 

Màng khò vốn dĩ là vật liệu chống thấm có khả năng chịu nhiệt tốt, độ đàn hồi cao, độ ngấm nước rất nhỏ nên nước thấm qua là không đáng kể. Khi sử dụng, ta chỉ cần làm sạch bề mặt, sau đó che phủ bằng màng chống thấm, vật liệt này kết dính chặt với nền sàn.

Sau khi dùng màng khò nóng, cần ốp lát gạch để bảo vệ màng không bị rách hay hư hỏng.

Lưới chống thấm nhà tắm chuyên dụng

Một vật liệu chống thấm cực tốt cho khu vực nhà tắm – nhà vệ sinh là lưới chống thấm thủy tinh. Vật liệu này mang lại nhiều ưu việt:

  • Khả năng chịu lực cao, chống thấm vượt trội
  • Được dùng kết hợp chất chống thấm lỏng để chống thấm nhiều vị trí
  • Dùng để gia cố lớp chống thấm mỏng ở các điểm chân tường, góc tường khi kết cấu bị nứt hoặc lúc nhẹ.

Lưới chống thấm còn giúp ngăn ngừa nứt tường cho nhà vệ sinh, vì thế được nhiều người lựa chọn thay vì sử dụng các vật liệu khác.

Chống thấm nhà tắm bằng sơn chống thấm

Sơn chống thấm là giải pháp chống thấm nhà tắm tiên tiến được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vật liệu sơn chống thấm có các ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp khác:

  • Độ bám dính cao, chống kiềm hóa, vôi hóa
  • Chống thấm nước rất tốt
  • Ngăn chặn nấm mốc xuất hiện trên tường và sàn nhà tắm
  • Ngăn chặn hiện tượng thấm ngược, liên kết tốt với các vật liệu xây dựng như xi măng, cát…
  • Thân thiện môi trường, an toàn, dễ thi công

Thi công sơn chống thấm cũng như nhiều vật liệu chống thấm như bitum, sika, …là bạn cần làm sạch bề mặt trước khi thực hiện. Bên cạnh đó cần lựa chọn loại sơn chất lượng cao, phù hợp với hiện trạng nhà tắm. Hơn nữa để phòng chống thấm nước và mang lại hiệu quả chống thấm cao nhất, bạn nên chống thấm nhà tắm ngay từ trước khi thi công hoàn thành công trình.

Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng sơn chống thấm nhà tắm được tin dùng như Dulux, CTmax, Nippon, Kova, …

Cách nhận biết nhà tắm bị thấm nước

Nhà tắm bị thấm dột có thể không còn xa lạ với nhiều gia chủ. Tuy vậy để sớm khắc phục, nhằm tránh các rủi ro về sau thì bạn cần phát hiện sớm tình trạng nhà tắm thấm nước.

Một số cách phát hiện đơn giản:

  • Quan sát nhà vệ sinh: Nếu xuất hiện loang lổ hoặc các đốm nước nhỏ trên sàn và tường là hiện tượng nhà tắm đang bị thấm nước; dùng mắt thường dễ nhìn thấy khu vực tường có màu đậm hơn các vị trí khác.
  • Kiểm tra sàn nhà tắm: Nếu sàn nhà tắm gặp tình trạng gạch bong tróc, tạo thành khe hở nhỏ và không chắc chắn thì đây chính là lúc bạn nên khắc phục bằng vật liệu chống thấm nhà tắm.
  • Tường hoặc sàn nhà tắm có hiện trạng bất thường: xuất hiện nấm mốc, nước rò rỉ ra bên ngoài, xuất hiện mùi khó chịu, gạch nhà tắm xuống cấp, … đây cũng là những dấu hiệu quan trọng cho thấy nhà tắm đang dần bị thấm nước.


Nhà tắm mặc dù là công trình phụ nhưng là nơi các thành viên gia đình sử dụng nhiều nhất. Vì thế nhà tắm là công trình quan trọng cần thi công các giải pháp chống thấm, nhằm tăng tính thẩm mỹ, tăng tuổi thọ và bảo vệ sức khỏe. Hãy lưu ý chống thấm nhà tắm từ ban đầu hoặc phát hiện sớm các dấu hiệu thấm ẩm để sớm có biện pháp xử lý, chống thấm dột nghiêm trọng.

Bài trướcChống thấm bể nước thải – bể phốt như thế nào? Tìm hiểu vật liệu chống thấm phổ biến nhất hiện nay
Bài tiếpChống thấm cổ ống – tổng hợp: quy trình, vật liệu & phương pháp chống thấm
Chia sẻ kiến thức chống thấm màu

Trả lời

Nhập bình luận tại đây
Nhập tên