Thấm ẩm chân tường là hiện xảy ra rất nhiều tại các công trình không trú trọng chống thấm ngay ban đầu xây dựng. Cùng tìm hiểu các cách xử lý chống thấm hiệu quả và các nguyên nhân gây thấm mà ít người hiểu biết đến
Mục lục:
Nguyên nhân chân tường bị thấm nước
- Do nước bị thấm từ lòng đất bốc hơi qua móng nhà lên chân tường. Lớp vữa, lớp sơn ở chân tường ngậm nước lâu ngày bị hư hỏng
- Hơi nước rất dễ bốc hơi qua mạch ngừng thi công móng nhà
- Nước ngấm từ đất phía bên ngoài chân tường
Phương pháp chống thấm chân tường
Thi công lắp băng cản nước tại các mạch ngừng thi công bê tông móng
Thi công quét chống thấm đặc chủng tại tường bên ngoài móng trước khi đắp đất
Chân tường ( 20cm- 30cm) nên trát vữa trộn phụ gia chống thấm
Thi công chống thấm đặc chủng tại chân tường bên ngoài nhà
Và thi công chống thấm đặc chủng tại chân tường bên trong nhà
Sửa chữa chân tường bị thấm nước
Nếu công trình không thi công đầy đủ các phương pháp chống thấm nêu trên thì cần sửa chữa, xử lý thấm như sau:
Trường hợp 1: Bề mặt vữa, bê tông ở chân tường còn tốt, đanh cứng, không bị mục
Nếu hồ vữa, bê tông còn tốt, chỉ có lớp sơn bị nấm mốc, rong rêu, bong tróc… thì dùng hóa chất tẩy rửa loại mạnh để tẩy
Sau 15′ quét hóa chất, dùng sủi , dao bả…cạo sạch các vết ố, rêu mốc, bong tróc
Dùng nước hoặc máy phun nước rửa sạch
Tiến hành thi công, bao gồm:
1 lớp lót chống thấm tăng độ thẩm thấu, bám dính
2 lớp chống thấm đặc chủng
2 lớp bả ( nếu có)
1 lớp lót ( cho sơn phủ màu)
2 lớp sơn màu ( *Lời khuyến của chúng tôi: Nếu sơn lại đè lên lớp sơn cũ thì không nên dùng loại sơn bề mặt bóng, nên dùng loại bề mặt mờ để sơn thẩm thấu sâu, bám dính tốt hơn)
Trường hợp 2: Bề mặt sơn, vữa, bê tông ở chân tường đều bị hỏng
Nếu cả sơn bị nấm mốc, bong tróc và vữa, bê tông bị mục thì thấm ẩm đã rất nghiêm trọng
Đục bỏ toàn bộ lớp sơn, vữa, bê tông bị hỏng ở cả 2 phía chân tường ngoài và trong nhà
Trát lại bằng vữa trộn phụ gia chống thấm. Đợi khô thi công chống thấm:
1 lớp sơn lót chống thấm để tăng bám dính
2 lớp chống thấm đặc chủng
Sau khi thi công chống thấm đặc chủng xong có thể lựa chọn 3 phương án:
– Phương án 1: Ốp gạch chân tường
– Phương án 2: Thi công sơn màu
1 lớp bả hoặc 2 lớp bả ( nếu có)
1 lớp lót
2 lớp sơn phủ màu ( Nếu như đã trát vữa lại thì sơn màu có thể chọn bề mặt bóng hoặc mờ. Nhưng bóng sẽ tốt hơn)
– Phương án 3: Thi công chống thấm màu
*Các phương án chống thấm ở trên sẽ chống hơi nước từ bên ngoài vào và chỉ hạn chế được phần nào hơi nước từ móng bốc lên. Tìm hiểu thêm các mẹo khắc phục hơi nước bốc từ móng
Phương án khắc phục thấm hơi nước bốc lên từ móng
Thiết kế giằng chống thấm
Hơi nước bốc lên từ móng, không có chỗ thoát ra, đùn đẩy lớp sơn màu gây phồng rộp, bong tróc, nấm mốc…lâu ngày gây mục lớp vữa, bê tông
Do đó, cần dùng máy cắt vữa 1 đoạn ngắn khoảng 1cm chân tường để hơi nước thoát ra ngoài ( mọi người thường gọi nôm na là tường có thể thở được )
Hoặc nếu trát vữa lại thì chừa ra 1 đường thẳng rộng 1cm ngang toàn bộ chân tường
Điểm mạnh: Hơi nước thoát ra nhanh
Điểm yếu: Bụi bẩm bám vào đoạn dài thì lau chùi khó hơn
Đục lỗ các góc chân tường
Dùng máy khoan đục 1 lỗ ở các góc chân tường để hơi nước thoát ra ( gọi nom na là “thở được” )
Lợi thế: Dùng đồ nội thất có thể che đi được
Điểm yếu: Khả năng thoát hơi nước sẽ không nhanh bằng giằng chống thấm
->Đã xảy ra thấm nước chân tường rồi thì gọi là khắc phục-sửa chữa chống thấm do đó, các phương pháp được đề cập ở trên giá độ hiệu quả đạt 80-95% ( đạt 95% khi áp dụng tất cả phương pháp trên). Theo nghiên cứu của chúng tôi không thi công chống thấm ngay từ đầu xây dựng móng thì không thể chống thấm hoàn toàn 100% được
Gạch đá hoa, gạch Granite… có thể chống thấm tuyệt đối TRỪ những vị trí gạch không thể ốp. Ví dụ: Mạch gạch ( ron gạch) , góc tường, hạng mục uốn lượn, vết rạn nứt khi gạch bị vỡ do co ngót, lún móng…đặc biệt MẠCH NGỪNG THI CÔNG MÓNG là vị trí gạch không thể ốp được, cho dù có ốp gạch chân tường hơi nước vẫn có thể bốc vượt lên cao gây phồng rộp, nấm mốc sơn, hỏng lớp vữa, bê tông. Do đó, vẫn cần phải thi công các bước chống thấm để đạt hiệu quả cao