Home Thi công Chống thấm sân thượng – sàn mái lộ thiên | Chống thấm...

Chống thấm sân thượng – sàn mái lộ thiên | Chống thấm tường ngang sân thượng- sàn mái

493

[Giải đáp] Vì sao sân thượng-sàn mái rất hay bị thấm nước ?

Sân thượng, sàn mái thuộc hạng mục tường nằm ngang. Tất cả khu vực nằm ngang đều phải trú trọng chống thấm ngay ban đầu xây dựng. Vì 6 lí do sau:

  • Tường đứng, chéo thì nước mưa hắt vào sẽ trôi đi, còn bề mặt nằm ngang nước sẽ đọng lại lâu ngày, đặc biệt là thời điểm mưa bão. Nước có thủy thể thủy phân lớp sơn nhà -> gây bong tróc, nứt nẻ, phồng rộp…
  • Mưa axit : do khí thải từ các nguồn ô nhiễm tại khu công nghiệp chưa được xử lí, do đốt than, xăng, dầu…tương tác với hơi nước trong không khí tạo thành mưa axit. Hoặc trong quá trình xây dựng thì keo dán, vữa epoxy và các chất phụ gia có thể chứa axit
  • Khu vực không có mưa axit, nhưng nếu nước đọng lại lâu ngày thì nước sẽ ăn mòn các vật liệu như đá, kim loại, các vật liệu hữu cơ và gây ăn mòn- han rỉ. Trong quá trình ăn mòn có thể sinh ra axit như: muối kim loại, oxit kim loại hay các chất khác. Ngoài ra, nước đọng lâu ngày sinh ra vi khuẩn- nấm mốc, đen ố…
  • Sân thượng sàn mái lộ thiên chịu tác động trực tiếp tia UV ( tử ngoại) từ mặt trời gây lão hóa mạnh. Không chỉ tia UV mà nắng nóng nhiệt độ cao sẽ tăng tốc các quá trình gây lão hóa sơn
  • Nước có thể thấm qua bê tông vì kích thước phân tử nước nhỏ hơn các lỗ rỗng, mao mạch của bê tông. Ngoài ra, sau vài năm sân thượng, sàn mái có thể xuất hiện các vết nứt- kẽ hở, tách lớp… do nhiều nguyên nhân -> nước theo đó thấm vào trong nhà
  • Sân thượng, sàn mái có thể bị nứt ở các góc tường, nứt giữa nền bê tông, nứt cổ trần, nứt dầm, nứt do tách lớp, nứt do kết cấu xây dựng, nứt do móng, tác động như thời tiết…

Bảng giá các phương pháp chống thấm sân thượng sàn mái

Báo giá chống thấm theo giá thị trường ( có thể thay đổi theo từng đơn vị thi công, từng hãng và từng địa điểm)

✅Chống thấm gốc xi măng120,000-150,000/ 1m²
✅Chống thấm gốc Acrylic140,000-160,000/ 1m²
✅Màng(bạt) chống thấm gốc Bitum250,000-300,000/ 1m²
✅Chống thấm gốc Polyurethane380,000-400,000/ 1m²
Bảng giá vật liệu chống thấm thông dụng

Các phương pháp chống thấm sân thượng sàn mái

  • Chống thấm 2 thành phần pha xi măng
  • Chống thấm gốc Epoxy
  • Chống thấm gốc Acrylic
  • Chống thấm bằng nhựa đường Bitum
  • Chống thấm gốc màng chống thấm ( bạt chống thấm)
  • Chống thấm gốc Polyurethane- Polyurea

CÙNG TÌM HIỂU CHI TIẾT TỪNG PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM ( phương pháp chống thấm được sắp xếp theo chất lượng từ thấp -> cao , và điểm cấp độ)

A, Chống thấm 2 thành phần gốc xi măng

Từ trước tới nay, phương pháp này rất phổ biến, chi phí rẻ và dễ tìm mua

Loại chống thấm này gồm 2 thành phần kết hợp lại: thành phần 1 là sơn và thành phần 2 là xi măng

Hoặc thành phần 1 là latex ( nhiều người gọi là keo sữa latex) và thành phần 2 là xi măng

Khi kết hợp 2 thành phần lại tạo thành 1 hỗn hợp có khả năng:

  • Bám dính cao
  • Chống thấm tốt

Xét riêng latex pha xi măng và sơn chống thấm pha xi măng trong quá trình thi công, chúng tôi thấy rằng: Latex pha xi măng chất lượng sẽ nhỉnh hơn sơn chút:

  • Độ bám dính cao hơn có thể len lỏi vào khe hở, lỗ rỗng
  • Latex có thể cải thiện thêm chút khả năng chống lại các chất hóa học
  • Ngoài ra latex pha xi măng khô nhanh hơn, tiến độ thi công nhanh hơn

HẠN CHẾ của chống thấm pha xi măng ( gồm cả sơn latex)

  • Khả năng bền hóa chất không cao, gây lão hóa vật liệu, khi bị lão hóa thì không còn khả năng chống thấm
  • Không bền UV ( sau khoảng 5 năm xuất hiện lão hóa)
  • Không có độ đàn hồi cao, dễ bị rạn nứt

Tổng kết khả năng chống thấm loại vật liệu này đạt cấp độ 5 ( trong thang điểm 10 cấp độ)

B, Chống thấm Epoxy

Ưu điểm:

  • Sơn chống thấm Epoxy chống thấm rất tốt, kháng hóa chất cao
  • Bề mặt đanh cứng, chống va đập rất tốt -> Có thể đi lại, máy móc, vật liệu nặng di chuyển lên được. Đây là điểm mạnh nhất của sơn Epoxy nên thường sử dụng cho nền nhà xưởng, sàn bãi đỗ xe, nền nhà tầng hầm, sàn bệnh viện…

Điểm yếu:

Sân thượng-sàn mái là vị trí dễ xảy ra các hiện tượng rạn nứt do kết cấu xây dựng như co ngót, sụt lún, nứt dầm… mà tính chất của chống thấm Epoxy đanh cứng, không co giãn do đó lớp chống thấm Epoxy sẽ nứt theo

Điểm yếu này khiến sơn Epoxy ít được sử dụng trên sân thượng. Nhưng được áp dụng rất nhiều tại sàn nhà- nền nhà.

Xét tại hạng mục sàn nhà, chúng tôi đánh giá đạt điểm 8 ( thang 10 cấp độ)

Xét tại hạng mục sàn mái- sân thượng, chúng tôi đánh giá cấp độ 5 ( thang 10 cấp độ)

C- Chống thấm bằng nhựa đường

Chống thấm sân thượng - sàn mái lộ thiên | Chống thấm tường ngang sân thượng- sàn mái

Đây là phương pháp quét nhựa đường lên bề mặt sân thượng. Nhựa đường gốc hóa học là Bitum, là một loại chất màu đen, được sản xuất từ quá trình chưng cất dầu mỏ

Ưu điểm:

  • Chống thấm tốt
  • Co giãn tốt
  • Bám dính tốt

Nhược điểm:

  • Độ bền không cao. Khi bị lão hóa sẽ không còn khả năng chống thấm
  • Do tính chất mềm, dẻo, nhờn, dễ bị lão hóa khi tiếp xúc với nhiệt độ, hóa chất và tác động vật lý -> Nên dễ bị rách, nứt, hỏng
  • Quá nóng bị lão hóa nhưng quá lạnh thì giòn, giảm tính dẻo

-> Qua nghiên cứu trên, chúng tôi đánh giá không cao phương pháp chống thấm bằng nhựa đường. Điểm cấp độ 4 ( thang 10 cấp độ) . Tuy nhiên, nhựa đường dạng bitum nhũ tương thì vẫn được áp dụng trong một ứng dụng khác là làm lớp lót cho vật liệu chống thấm bởi khả năng bám dính mạnh

D, Chống thấm sân thượng bằng màng chống thấm ( bạt chống thấm)

Có 2 loại màng ( bạt) chống thấm đó là màng gốc bitum và màng gốc Polymer

Có loại thi công bằng cách khò nóng ( gọi là chống thấm màng khò) và một loại thi công tự dính hoặc quét 1 lớp lót

Chống thấm sân thượng - sàn mái lộ thiên | Chống thấm tường ngang sân thượng- sàn mái

Màng chống thấm gốc Bitum

Nhựa đường chống thấm gốc bitum có khá nhiều điểm yếu nên được nghiên cứu để nâng cấp, phát triển thành màng chống thấm Bitum: là sự kết hợp của bitum với các phụ gia như cao su, nhựa polymer và sợi gia cường

Các phụ gia này cung cấp tính năng chống thấm, cải thiện độ bền và khả năng chống mài mòn của màng

Màng chống thấm bitum có độ dẻo, mềm và kháng nhiệt tốt, được ứng dụng chống thấm trong ngành xây dựng

Điểm cấp độ 7

*Kinh nghiệm của chúng tôi: trước khi thi công màng chống thấm bitum nên quét 1 lớp nhựa đường Bitum dạng nhũ tương để tăng độ bám dính, tăng độ bền cho màng chống thấm Bitum

Màng chống thấm gốc Polymer

Màng chống thấm polymer được làm từ các polymer tổng hợp, chẳng hạn như PVC (polyvinyl chloride), TPO (thermoplastic olefin), HDPE (high-density polyethylene) và các hợp chất cao su tổng hợp khác

Các loại polymer này có khả năng chống thấm tốt và được sản xuất thành màng linh hoạt, đàn hồi và bền vững

Điểm cấp độ 7,5

Điểm yếu:

Vì vật liệu chống thấm này ở DẠNG MÀNG ( DẠNG BẠT ) nên thi công sẽ có các mối nối. Phương pháp này cần thợ tay nghề cao để xử lý tốt các mối nối. Đặc biệt là dạng khò nóng cần thợ có kinh nghiệm nhiều năm

Chống thấm sân thượng - sàn mái lộ thiên | Chống thấm tường ngang sân thượng- sàn mái

E, Chống thấm Polyurethane( viết tắt là PU) , Polyurea

Đây là dòng hóa chất chống thấm đặc chủng chuyên sử dụng cho khu vực nằm ngang như : sân thượng, sàn mái, ban công…

Ưu điểm:

  • Kháng hóa chất: Axit, kiềm, muối…
  • Hoàn toàn kỵ nước
  • Độ co giãn rất cao. Cao nhất trong tất cả các loại vật liệu chống thấm. Chống va đập mạnh
  • Độ bền rất cao. Cao nhất trong tất cả các vật liệu chống thấm
  • Các sản phẩm gốc Polyurethane và Polyurea được bổ sung thành phần kháng tia UV

Hai dòng sản phẩm này có thể để lộ thiên. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi vẫn cần bổ sung 1 lớp phủ chuyên dụng chống tia UV và 1 lớp bảo vệ lớp chống thấm này vì có thể rách do vật nhọn như dao, kéo

Polyurea 2 thành phần bắt buộc thi công bằng máy phun hóa chất, yêu kỹ thuật rất cao và nhiều kinh nghiệm . Độ bền trên 20 năm nếu thi công đúng quy trình

Polyurea điểm cấp độ 9,5

Polyurethane điểm cấp độ 9,0

Đây là 2 vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay

F, Chống thấm sân thượng bằng lát gạch chống thấm

Lát gạch rõ ràng là phương pháp chống thấm tuyệt đối, nhưng vẫn có hạn chế sau:

Điểm yếu

  • Dễ vỡ, rạn nứt do co ngót, do nền móng- kết cấu xây dựng…
  • Không chống thấm được khu vực góc cạnh, chân tường, khu vực rạn nứt do tách lớp
Chống thấm sân thượng - sàn mái lộ thiên | Chống thấm tường ngang sân thượng- sàn mái
Nứt tách lớp

Chống thấm sân thượng bằng lát gạch cần sử dụng keo chống thấm ron gạch ( mạch vữa gạch) để nước không thấm qua

Các vị trí góc tường, chân tường, các mối nối, khu vực cổ ống vẫn cần phải sử dụng vật liệu chống thấm

Điểm cấp độ 6

Bài trướcNguyên nhân tường bị rạn nứt và xử lý chống thấm các vị trí bị nứt
Bài tiếpNguyên nhân và cách xử lý Chống thấm nước chân tường nhà
Chia sẻ kiến thức chống thấm màu

Trả lời

Nhập bình luận tại đây
Nhập tên