Mục lục:
Chống thấm trong suốt là gì?
Chống thấm trong suốt ( không màu) là một loại vật liệu hoặc chất liệu được sử dụng để ngăn nước hoặc chất lỏng thẩm thấu qua bề mặt của vật liệu đó. Nó có khả năng chống thấm mà vẫn giữ được tính trong suốt, cho phép nhìn xuyên qua mà không làm mất đi tính thẩm mỹ hoặc chức năng của vật liệu
Công dụng của chống thấm trong suốt
Những chất liệu này có khả năng chống thấm rất tốt, được ứng dụng trong xây dựng ( phủ lên bề mặt tường gạch không trát vữa, tường bê tông…), làm kín bề mặt trong ngành công nghiệp và sản xuất sản phẩm điện tử
Các lớp phủ keo chống thấm trong suốt cũng có thể được áp dụng lên các vật liệu khác như kính, gốm sứ hoặc sơn để tạo ra lớp màng bảo vệ chống thấm trong suốt. Điều này giúp bảo vệ bề mặt ( chống xước, chịu lực va chạm) và ngăn nước hay chất lỏng thẩm thấu qua vật liệu đó
Để xác định chính xác loại chống thấm trong suốt cụ thể phù hợp cho từng hạng mục, cùng tìm hiểu thêm về yêu cầu kỹ thuật và tính năng của vật liệu được đề cập dưới đây:
Phân loại chống thấm trong suốt
Phân loại theo thành phần chính ( chiếm trên 50%) là chất tạo màng của chống thấm không màu :
- Polyurethane (PU)
- Silane-Siloxane
- Polyvinyl chloride (PVC)
- Silicone
- Epoxy…
Đây là những loại chống thấm trong suốt phổ biến. Ngoài ra, còn có chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu chất lượng cao là Silicate không màu trong suốt, nhưng không sử dụng để làm lớp phủ tạo bóng trong suốt, mà thường áp dụng trong chống thấm ngược
Epoxy
Sàn nhà yêu cầu phải chịu lực rất cao vì có đồ đạc, máy móc, đi lại, chịu hóa chất, chịu xước, chịu va đập… loại sản phẩm thường sử dụng là sơn gốc Epoxy
VD: Sàn nhà tắm khi thi công vẽ 2D, 3D, trang trí hiệu ứng…cần 1 lớp phủ chống thấm trong suốt để nhìn được hình ảnh 3D trang trí bên dưới
Hãng sơn Epoxy nổi tiếng tại Việt Nam có KCC Paint
Epoxy có tính kị nước, kháng hóa chất ( axit, kiềm) , chịu lực, chống va đập tốt, bề mặt đanh rắn nhưng không chịu được co ngót- không tránh được rạn nứt
Polyurethane
Đây là loại chất tạo màng cao cấp, có giá thành cao. Là nguyên liệu cho các sản phẩm CHỐNG THẤM ĐẶC CHỦNG ở sân thượng, sàn mái
Trước nay, vật liệu này thường được sơn trên bề mặt gỗ ( sơn gỗ PU- polyurethane) do giá thành cao nên tại Việt Nam không được sử dụng. Hiện nay, đang dần dần được sử dụng trên sân thượng, sàn mái bởi khả năng chống thấm siêu cao cấp mà các vật liệu khác không thể thay thế được
Silane-Siloxane
Đây là dòng sản phẩm rất phổ biến được ứng dụng tại nhiều quốc gia thế giới . Xét một cách toàn diện: giá thành hợp lí, chống thấm rất tốt( tạo ra một bề mặt giống hiệu ứng lá sen) , kháng hóa chất tốt và quan trọng nhất là độ thẩm thấu sâu vào vật liệu rất cao ( bám dính rất tốt)
Chống thấm gốc silane-siloxane là một loại hợp chất hữu cơ được tạo thành từ các phân tử Silane và Siloxane
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
Chống thấm gốc silane-siloxane hoạt động bằng cách thẩm thấu vào bề mặt vật liệu và tạo ra một lớp bảo vệ không thấm nước
- SILANE là một hợp chất hữu cơ có khả năng tương tác với các phần tử khoáng chất trên bề mặt vật liệu
- SILOXANE tạo ra một lớp màng chống thấm không thấm nước
-> Kết hợp của Silane và Siloxane giúp tăng cường tính năng chống thấm của hệ thống
ƯU ĐIỂM:
- Chống thấm hiệu quả cao
- Thẩm thấu sâu: Hệ thống này có khả năng thẩm thấu sâu vào bề mặt vật liệu, giúp tạo ra một lớp bảo vệ không thấm nước trong toàn bộ cấu trúc, không chỉ bề mặt
- Không thay đổi tính năng bề mặt: Chống thấm gốc silane-siloxane không làm thay đổi tính năng bề mặt ban đầu của vật liệu, không làm mất đi tính thẩm mỹ hay cấu trúc vật liệu
ỨNG DỤNG
- Chống thấm bề mặt bê tông: Sử dụng để bảo vệ bề mặt bê tông, ngăn chặn thấm nước và sự xâm nhập của các chất lỏng gây hại.
- Chống thấm gạch và gốm: Bảo vệ bề mặt gạch KHÔNG TRÁT VỮA và gốm khỏi sự thấm nước và nấm mốc