Home Thi công Các nguyên nhân chính khiến nhà bị thấm ẩm, thấm dột

Các nguyên nhân chính khiến nhà bị thấm ẩm, thấm dột

780

Điều quan trọng nhất để khắc phục tường bị thấm nước là tìm được vị trí, nguyên nhân, nguồn gây thấm. Mỗi vị trí sẽ có cách khắc phục, xử lý, sửa chữa và sử dụng vật liệu chống thấm khác nhau

Phân loại hạng mục chống thấm

Có nhiều cách phân loại, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi thì phân loại theo cách dễ hiểu nhất bao gồm:

  1. Bề mặt tường đứng
  2. Bề mặt nằm ngang

Bề mặt tường ngang bắt buộc phải thi công chống thấm đặc chủng vì đọng nước lâu ngày, liên tục. Còn tường đứng nước mưa sẽ trôi đi

Cùng tìm hiểu chi tiết để lựa chọn vật liệu phù hợp

1.Bề mặt tường đứng

Bề mặt tường đứng chia ra 2 loại: Bề mặt tường đứng ngoài trời và bề mặt tường đứng trong nhà

A- Nước thấm từ Tường đứng ngoài trời ( ngoại thất)

Nguyên nhân:

Ảnh minh họa Tường bị thấm do rạn nứt
Tường đứng ngoài trời bị nứt

– Do tường đứng ngoài trời bị rạn nứt nên nước theo đó ngấm vào

– Tường ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với khí hậu, mưa, nắng nếu sử dụng loại sơn kém chất lượng rất dễ bị lão hóa

– Hoặc sử dụng chống thấm kém chất lượng dễ bị phồng rộp, phai màu…

– Sử dụng sơn chất lượng cao mà vẫn bị thấm thì nguyên nhân là do nước đọng lại lâu ngày gây lão hóa lớp sơn ( mủn, bong tróc, phồng rộp, nấm mốc…), có thể kể đến các vị trí sau:

  • Vị trí bị thấm tiếp giáp với tường nhà bên cạnh
  • Do nước đọng lại tại ô văng cửa sổ khiến lớp sơn lão hóa
  • Đọng nước tại ban công, logia…thấm qua mép góc tường
Các nguyên nhân chính khiến nhà bị thấm ẩm, thấm dột
Vị trí giáp ranh giữa 2 nhà đọng nước gây thấm ẩm

– Do không thể trát vữa, không thể sơn hoặc chống thấm ( Ví dụ: 2 nhà xây quá gần nhau, thợ không thể đu dây hay leo xuống để sơn)

Cách xử lý

Với tường bị nứt: dùng máy cắt lớp vữa mở rộng ra theo hình chữ V dọc theo vết nứt

xử lý tường bị thấm nước do nứt tường
Cắt mở rộng vết nứt

Trám keo foam lấp đầy vết nứt. Có thể bổ sung thêm 1 lớp lưới gia cường. Sau đó quét 2 lớp chống thấm có độ co giãn cao. Sau đó, quét sơn hoặc chống thấm màu

Đối với các vết nứt rất to và rộng ( trên 3cm ) do kết cấu công trình gây ra hãy tham khảo bài viết: tổng hợp nguyên nhân gây nứt tường và các cách xử lý

Với tường cũ đã sơn loại kém chất lượng, xuất hiện các tình trạng như thấm nước, bong tróc, phồng rộp, lớp sơn vỡ giòn, nấm mốc, đen ố… cần róc các vị trí xuất hiện tình trạng trên thi công sơn lại

Nếu thấm ẩm nghiêm trọng gây mục cả lớp vữa thì phải đục lớp vữa ra để trát hồ vữa lại. Đợi khô thi công sơn hoặc chống thấm màu lại

Xử lý thấm do tiếp giáp nhà bên cạnh

Cách 1: bắn tôn ở vị trí tiếp giáp hai nhà và bắn keo trám khe vị trí hở, vị trí ốc vít…

Cách 2: thi công chống thấm đặc chủng ( chi phí cao hơn bắn tôn)

Các vị trí có thể đọng nước lâu ngày nên thi công chống thấm đặc chủng

Trường hợp tường nhà không thể trát vữa, không thể sơn

Hạng mục này cần thi công chống thấm ngược ( tức là quét sơn từ phía bên trong nhà) . Tất nhiên hiệu quả sẽ không cao bằng chống thấm từ phía bên ngoài trời, nhưng do tình thế bắt buộc

Bước 1: trát vữa trộn phụ gia chống thấm phía bên trong nhà

Bước 2: thi công sơn chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu

Bước 3: lấy sơn màu ngoại thất để sơn từ phía trong nhà hoặc dùng chống thấm màu

Bước 4: Trên sân thượng bắn tôn che phủ toàn bộ khe tường mà nước mưa có thể rơi xuống

Kết hợp đủ 4 bước trên sẽ bảo vệ toàn diện nhất cho tường khỏi thấm nước

B- Thấm ẩm khu vực tường đứng trong nhà

Nguyên nhân:

Tường đứng trong nhà bị thấm nước phần lớn là do tường ngoài trời thấm vào

Nếu bên ngoài trời chống thấm đúng vật liệu và đúng kỹ thuật thì tường đứng trong nhà bị thấm ẩm do:

– Nước sinh hoạt từ nhà tắm, nhà vệ sinh…

– Đường ống dẫn nước rò rỉ, ống dẫn nước bình nóng lạnh…

– Hộp kỹ thuật thi công chống thấm chưa đúng kỹ thuật

– Thi công chống thấm cổ ống chưa đúng kỹ thuật

– Do tường đứng trong nhà tiếp xúc gần khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh, bể bơi., bể nước…

– Một nguyên nhân thấm nước mà ít người nghĩ đến đó là: tuy tường gần khu vực cửa sổ, giếng trời, cửa tum…là khu vực tường trong nhà thì họ cứ dùng SƠN TRONG NHÀ là sai hoàn toàn. Khu vực đó bắt buộc dùng SƠN NGOẠI THẤT hoặc dùng chống thấm màu

Tuy tường trong nhà nhưng tiếp xúc với nước mưa, ánh sáng mặt trời mà dùng sơn trong nhà sẽ bị thấm
Tuy tường trong nhà nhưng tiếp xúc với nước mưa, ánh sáng mặt trời mà dùng sơn trong nhà sẽ bị thấm
Nguyên nhân tường bị thấm nước, nấm mốc, đen ố
Tường gần khu vực cửa bị thấm nước

Lý do: Tất cả các hãng sơn trên thị trường Việt Nam cũng như thế giới, sơn nội thất chỉ có tính năng trang trí, phủ màu sắc, không có tính năng chống thấm. Do đó, không được sử dụng ở ngoài trời cũng như khu vực tiếp xúc nước . Thậm chí không được sơn ở khu vực có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào. Vì ánh sáng mặt trời có tia UV ( tia tử ngoại) sẽ gây lão hóa sơn

Nhiều người không hiểu về bản chất mà xảy ra tình trạng: chủ nhà đổ lỗi cho thợ sơn, thợ sơn đổ lỗi cho đại lý bán sơn giả, kém chất lượng… đại lý đổ lỗi hãng sơn…

Tường đứng trong nhà khu vực tầng hầm

nguyên nhân thấm nước khu vực tầng hầm, và cách xử lý chống thấm tầng hầm tốt nhất, chống thấm tuyệt đối
Tường đứng tầm hầm bị thấm nước

Tầng hầm là khu vực ẩm thấp kéo dài, do hơi nước từ bên ngoài lòng đất thấm vào tường, do đó để chống thấm nước tốt nhất bắt buộc phải thi công chống thấm theo 2 chiều: thuận và ngược

Chống thấm tầng hầm theo chiều ngược
Nguồn gây thấm là phía ngoài lòng đất. Do đó, quét Chống thấm tầng hầm phía bên trong gọi là chống thấm theo chiều ngược
Chống thấm bên phía ngoài tầng hầm ngay khi xây dựng. Chống thấm thuận
Nguồn gây thấm là hơi nước ngoài lòng đất, nên chống thấm bên phía ngoài tầng hầm gọi là chống thấm thuận

Để chống thấm thuận cho tầng hầm bắt buộc phải thi công ngay lúc bắt đầu xây dựng

Nếu không thi công ngay lúc bắt đầu xây dựng thì chỉ còn 1 cách duy nhất là chống thấm ngược từ phía bên trong, tất nhiên hiệu quả không cao

Tường đứng khu vực hố thang máy

Chống thấm bề mặt nằm ngang

Vị trí nằm ngang sẽ đọng nước liên tục dài ngày, do đó cần phải trú trọng thi công chống thấm ngay từ ban đầu xây dựng

Thấm ẩm sân thượng, sàn mái, ban công ( bề mặt nằm ngang)

Các hạng mục này không chỉ đọng nước trong thời gian dài mà còn phải chịu tác động trực tiếp nắng nóng từ mặt trời, kèm tia UV ( tia tử ngoại) gây lão hóa các sản phẩm

Các vị trí nằm ngang bắt buộc phải thi công chống thấm bằng vật liệu chống thấm chuyên dụng, hóa chất chống thấm đặc chủng có tính kỵ nước rất cao, kháng hóa chất ( axit, kiềm hóa, muối hóa…) , cần phủ 1 lớp chống tia UV- chống nóng. Ngoài ra, sản phẩm chống thấm yêu cầu độ đàn hồi cao, chống thấm dột do rạn nứt bề mặt bê tông, nứt cổ trần, nứt sàn mái bê tông ( nhiều nguyên nhân gây ra các hiện tượng nứt bê tông như: không bảo dưỡng bê tông, do kết cấu xây dựng, do nhà bên cạnh, do thay đổi thời tiết đột ngột…)

*Cảnh báo: không sử dụng sơn tại các khu vực nằm ngang. Vì : Sơn sẽ bị lão hóa ( mủn, phồng rộp…) trong 3-6 tháng nếu bị đọng nước liên tục. Sơn nhà trang trí không kháng được hóa chất: axit từ nước mưa đọng lại, không kháng kiềm ( bắt buộc sơn lót kháng kiềm- nhưng chỉ kháng được chiều bên trong đã sơn lót, lớp ngoài cùng không có lót) , không có độ co giãn cao…

Thấm ẩm do gần nhà tắm, nhà vệ sinh

Nước từ nhà tắm, vệ sinh sẽ ngấm xuống trần tầng dưới. các tường giáp khu vực này sẽ bị thấm

Thấm ẩm do nền móng

Hơi nước bốc lên từ móng gây phồng rộp, nấm mốc nặng nề cho chân tường

Nguyên nhân thấm ẩm khu vực tường đứng

1.Tường trong nhà gần các vị trí như cửa sổ, giếng trời…khi mưa gió có thể tạt vào, hoặc ánh sáng mặt trời có thể chiếu thẳng vào. Do đó, tuy khu vực này ở trong nhà nhưng không nên dùng sơn trong nhà, hãy dùng sơn ngoại thất hoặc sơn chống thấm màu để thi công

2.Thấm ẩm do giáp ranh nhà bên cạnh

Bài trướcChất màu có hiệu ứng đặc biệt dùng trong sơn hiệu ứng
Bài tiếpNguyên nhân tường bị rạn nứt và xử lý chống thấm các vị trí bị nứt
Chia sẻ kiến thức chống thấm màu

Trả lời

Nhập bình luận tại đây
Nhập tên