Home Thi công Quy trình thi công sơn Chống thấm màu

Quy trình thi công sơn Chống thấm màu

436

BƯỚC 1: CHUẨN BỊ BỀ MẶT THI CÔNG

ĐỐI VỚI TƯỜNG MỚI :

chuan bi be mat thi cong chong tham mau
Tường mới trát xong

Tường mới trát vữa xong cần đợi 20-25 ngày cho khô mới bắt đầu thi công chống thấm màu

Sau tường đã khi khô, cần làm các công việc sau:

  1. Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường cần thi công chống thấm màu
  2. Chà nhám bằng giấy nhám ( giấy ráp) hoặc máy chà nhám để đánh bay vụn vữa thừa, ba via dính trên tường, bề mặt phẳng hơn
  3. Vệ sinh bụi bẩn sau khi chà nhám
  4. Dùng máy hút bụi sẽ rất tốt và đạt hiệu quả cao nhất ( đương nhiên chi phí thuê thợ sẽ tăng lên)
  5. Trám vá bằng bột bả ( bột trét) vị trí lõm, nứt chân chim nhỏ. Với vết nứt lớn nên trát vữa, đợi khô rồi mới thi công bả
  6. Mài phẳng những vị trí lồi

ĐỐI VỚI TƯỜNG CŨ:

Trường hợp tường cũ ( đã sơn từ 6 tháng – 1năm -2 năm)

Nếu bề mặt sơn còn tốt, không bị bong tróc, không nấm mốc… chỉ cần Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bằng chổi, rẻ lau ẩm

Sau đó thi công bước tiếp theo

Trường hợp tường cũ bị nấm mốc, bong tróc…

Hình ảnh mô tả tường bị nấm mốc, ủ dột nặng phải thi công chống thấm màu mới có thể bảo vệ toàn diện
Hiện tượng tường bị nấm mốc
  • Dùng sủi sơn, miếng kim loại…để róc lớp sơn bị bong tróc
  • Dùng nước tẩy, hóa chất tẩy rửa… pha vào chậu nước với lượng vừa đủ lăn lên bề mặt nấm mốc, vết loang, ố đen…Bật quạt và đồng thời mở toang các cửa cho bay mùi

Dùng chổi, hót rác dọn sạch những vết nấm mốc 

Trường hợp tường cũ bị nấm mốc, bong tróc rất nặng…

Hiện tượng bề mặt tường bị nấm mốc rất nặng nề, mùi ẩm mốc bốc lên khó chịu. hỏng hết bề mặt tường và vữa trát. Hình ảnh được đăng bởi chongthammauvn
Tường bị nấm mốc trầm trọng

Hiện tượng: mốc đen, loang lổ, mùi ẩm mốc nồng nặc. Lớp sơn bong tróc, mủn, phồng rộp và đặc biệt gây mục lớp vữa

  • Đục bỏ hoàn toàn lớp sơn và lớp vữa cũ đã bị mục
  • Trát lại tường bằng vữa trộn phụ gia chống thấm
  • Thi công chống thấm đặc chủng tại các vị trí quan trọng như: Chân tường, sàn nhà vệ sinh, nhà tắm, sân thượng, ban công, bể chứa nước…
  • Tiến hành thi công chống thấm màu

BƯỚC 2: THI CÔNG BẢ ( BỘT TRÉT MATIT)

Bột bả có tác dụng làm phẳng bề mặt tường, tăng độ dàn trải của sơn- chống thấm màu ( độ dàn trải cao = sơn phủ được nhiều mét vuông)

Tạo ra bề mặt tường nhẵn mịn là công dụng chính của bột bả, tuy nhiên sẽ làm tuổi thọ lớp sơn 10-15%

Thi công:

  • Dùng bột bả trộn với nước sạch theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất khuyến nghị
  • Trét bột bả lên bề mặt tường
  • Thời gian khô lớp 1: khoảng 3-5h . Thời tiết ẩm thấp thời gian khô 1-3 ngày

*Lưu ý: KHÔNG thi công sơn chống thấm màu nếu lớp bả chưa khô, dễ gây ra phồng rộp, giảm tuổi thọ sơn

  • Sau khi lớp bả 1 đã khô, thi công bả lớp 2
  • Sau khi lớp bả 2 đã khô, tiến hành thi công sơn

BƯỚC 3: THI CÔNG SƠN LÓT

Tùy theo từng hãng sơn có cách thi công sơn lót khác nhau:

  • Có sản phẩm bắt buộc dùng sơn lót để chống kiềm, chống loang màu, tăng bám dính, bền màu…
  • Có sản phẩm chất lượng cao bản chất đã có thể kháng hóa chất ( kháng axit, kiềm), bám dính tốt thì không cần sơn lót
  • Có sản phẩm chống thấm màu cao cấp lấy chính sản phẩm đó pha với nước khoảng 30%-40%-50% làm sơn lót

Đối với sơn tường cũ:

  • ĐỐI VỚI SƠN MÀU: Với tường cũ 1-3 năm ( bề mặt sơn vẫn còn tốt) để tiết kiệm có thể không cần dùng sơn lót ( nhưng chất lượng sẽ giảm 10%-15%-20% ) . Với tường cũ trên 3 năm, hoặc bị nấm mốc, bong tróc bắt buộc dùng sơn lót
  • ĐỐI VỚI CHỐNG THẤM MÀU: với tường cũ nên dùng sơn lót để tăng độ bám dính

BƯỚC 4: THI CÔNG CHỐNG THẤM MÀU

Dùng rulo( lăn sơn), chổi quét sơn, máy phun sơn để phủ chống thấm màu lên bề mặt tường

Tổng cộng thi công 2 lớp chống thấm màu để đạt độ che phủ tối đa

Dặm vá các vị trí xước, chưa chuẩn màu, khoan đục…

Nghiệm thu thi công chống thấm màu

Bài tiếpĐịnh mức 1 thùng chống thấm màu quét được bao nhiêu m2
Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về chống thấm màu

Trả lời

Nhập bình luận tại đây
Nhập tên