Các tác nhân môi trường như nấm mốc ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ tường nhà. Những vết mốc, hoen ố cũng khiến tường nhanh xuống cấp, giảm tuổi thọ. Vậy tường nhà bị ẩm mốc phải làm sao, nguyên nhân và cách xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu để ứng dụng các biện pháp tốt nhất.
Nấm mốc phần lớn là do hiện tượng thấm ẩm gây ra, do đó trước hết phải tìm được nguyên nhân gây thấm ẩm, vì mỗi nguyên nhân sẽ có biện pháp khác nhau
Mục lục:
Các tác nhân khiến tường nhà bị ẩm mốc
Yếu tố khí hậu, thời tiết
Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều là một trong những nguyên nhân chính khiến tường nhà bị nấm mốc. Đặc biệt với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam với độ ẩm cao, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn nấm mốc xuất hiện và lan rộng.
Với tường nhà, hiện tượng nấm mốc cần được xử lý sớm. Bởi khi mưa xuống khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Yếu tố thi công
Các yếu tố liên quan đến thi công công trình như lựa chọn vật liệu, quá trình thực hiện, … cũng là nguyên do gây nấm mốc cho tường nhà.
Nếu bạn lựa chọn vật liệu thi công là cát, đá, xi măng, … rất dễ thấm hút nhưng lại lâu khô. Khi sử dụng các vật liệu khiến tăng độ ẩm, tạo môi trường cho vi khuẩn ẩm mốc sinh sôi. Vì vậy, hãy lựa chọn vật liệu làm tường chất lượng để hạn chế tối đa nấm mốc.
Bên cạnh đó, trong thi công, sử dụng vật liệu chống thấm như sơn chống thấm là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều gia đình bỏ qua bước này khiến tường dễ bị ẩm mốc hơn.
Các yếu tố khách quan khác
Nguyên nhân tường nhà bị ẩm mốc có thể do thi công, do thời tiết nhưng không thể không nhắc tới một vài yếu tố khác như:
- Rò rỉ đường ống nước trong gia đình hoặc công trình xây dựng
- Do công trình/ ngôi nhà đã xây lâu năm và xuống cấp
- Hộp kỹ thuật bị lỗi, rò rỉ nước hoặc nứt vỡ không được phát hiện sớm.
Trong các tác nhân nói trên thì các yếu tố kỹ thuật có thể khắc phục được. Tuy nhiên, với tường xây đã lâu, qua thời gian bị xuống cấp và ẩm mốc là không tránh khỏi. Để loại bỏ tình trạng này bạn cần tái tạo và sơn lại tường nhà với sơn chống thấm. Nhằm giúp bảo vệ tường, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn nấm mốc.
Tường nhà bị ẩm mốc phải làm sao? Cách xử lý tường nhà bị nấm mốc nhanh chóng & hiệu quả
Mặc dù tường nhà không phải nơi nghỉ ngơi nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe khi chúng bị ẩm mốc.
Dù ở khu vực nhà bếp, phòng ngủ hay phòng khách, khi tường bị ẩm mốc đều có thể gây bệnh. Các bệnh gặp phải chủ yếu là bệnh về đường hô hấp và dị ứng như: hen suyễn, viêm mũi, đau mắt, ho, … Nghiêm trọng hơn, một số vi khuẩn nấm mốc có nguồn gốc mycotoxin có thể gây ảnh hưởng thần kinh hoặc tử vong.
Với những nguy hại trực tiếp đến sức khỏe, nấm mốc trên tường nhà cần xử lý càng sớm càng tốt.
Cách xử lý tường nhà bị nấm mốc
Sử dụng các chất tẩy hóa học
Các chất tẩy hóa học như Javen, hóa chất tẩy rêu mốc Crocodile Moss Remover KCRE-03003, … đều có thể diệt ẩm mốc bám lâu trên tường.
Cách sử dụng nước Javen để đánh bóng và xử lý ẩm mốc với tường nhà:
- Dùng 1 lít nước hòa với 0,5ml nước Javen, có thể xử lý được 10m2 tường
- Sử dụng chổi quét tường chuyên dụng để quét sạch vùng nấm mốc
- Dùng cây lăn sơn để lăn dung dịch lên khu vực tường ẩm mốc
- Tiếp tục thực hiện để loại sạch ẩm mốc.
Với các chất tẩy nấm mốc thông dụng khác, bạn nên lưu ý sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn. Khi sử dụng hãy lưu ý đeo găng tay để tránh dị ứng hóa chất gây ảnh hưởng sức khỏe.
Trát lại các khu vực tường nhà bị ẩm mốc nhiều hoặc nứt vỡ, loang lổ
Một trong những cách xử lý khi tường nhà bị ẩm mốc là trát lại tường nhà. Việc trát lại tường nhà giúp láng mịn bề mặt tường, tường trở nên sạch sẽ và sáng bóng.
Để lớp trát tường mới có độ bám dính, bạn nên làm sạch bề mặt tường trước khi sơn. Sau đó trát lại tường bằng vữa với tỉ lệ pha trộn nên là 1:3 – 1:4 để được lớp trát tường chất lượng. Nên trát kỹ phần chân tường và lớp tiếp giáp mái nhà để giúp chống thấm ướt hiệu quả.
Sơn lại tường nhà
Với tường nhà cũ hay ẩm mốc, việc sơn lại tường là cần thiết. Sơn nhà giúp tổng thể ngôi nhà trông bắt mắt, không còn tình trạng nấm mốc hay nứt vỡ.
Sơn lại nhà bằng sơn chống thấm sau khi trát tường nhà là lựa chọn hoàn hảo. Tuy vậy, trước khi sơn, bạn nên lưu ý cách thực hiện để đạt được hiệu quả cao nhất:
- Làm sạch vùng nấm mốc trước khi sơn
- Sử dụng chất tẩy rửa để loại bỏ nấm mốc trên bề mặt sơn
- Trát lại khu vực bị mốc hoặc nứt vỡ, loang lổ
- Lăn sơn chống thấm lên toàn bộ tường, đặc biệt lăn kỹ các khu vực nấm mốc.
Sơn lại tường nhà là lựa chọn tối ưu được nhiều người lựa chọn. Bởi sau khi sơn, tường nhà không chỉ thẩm mỹ hơn mà có độ phủ cao, bảo vệ tường khỏi các tác nhân gây hại.
Cách ngăn ngừa nấm mốc trên tường nhà
Tường nhà bị nấm mốc là hiện tượng thường gặp và có thể xử lý được. Tuy nhiên để tình trạng này không lặp đi lặp lại, bạn có thể ứng dụng các cách sau:
- Thi công tường chắc chắn, sử dụng vật liệu chất lượng – chính hãng
- Sơn tường nhà bằng chất liệu sơn chống thấm, chống nấm mốc
- Thường xuyên xịt khử trùng,làm sạch tường bằng chất tẩy rửa, sau đó lau khô lại
- Lắp thiết bị hút ẩm để thanh lọc không khí, hạn chế nấm mốc
Trên đây là thông tin hữu ích giải đáp cho bạn tường nhà bị nấm mốc phải làm sao, bên cạnh đó là cách để xử lý nấm mốc. Một lưu ý cho bạn rằng khi phát hiện tường bị nấm mốc, nên xử lý sớm để tránh các hậu quả về sau, gây tốn kém.
TƯỜNG NHÀ BỊ ẨM MỐC PHẢI LÀM SAO?
Các tác nhân môi trường như nấm mốc ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ tường nhà. Những vết mốc, hoen ố cũng khiến tường nhanh xuống cấp, giảm tuổi thọ. Vậy tường nhà bị ẩm mốc phải làm sao, nguyên nhân và cách xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu để ứng dụng các biện pháp tốt nhất.
Tường nhà bị ẩm mốc phải làm sao thì có rất nhiều cách xử lý hiệu quả. Tuy vậy trước hết bạn cần biết các nguyên nhân dẫn đến tường ẩm mốc, sau đó tìm biện pháp khắc phục và phòng tránh.
Các tác nhân khiến tường nhà bị ẩm mốc
Yếu tố khí hậu, thời tiết
Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều là một trong những nguyên nhân chính khiến tường nhà bị nấm mốc. Đặc biệt với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam với độ ẩm cao, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn nấm mốc xuất hiện và lan rộng.
Với tường nhà, hiện tượng nấm mốc cần được xử lý sớm. Bởi khi mưa xuống khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Yếu tố thi công
Các yếu tố liên quan đến thi công công trình như lựa chọn vật liệu, quá trình thực hiện, … cũng là nguyên do gây nấm mốc cho tường nhà.
Nếu bạn lựa chọn vật liệu thi công là cát, đá, xi măng, … rất dễ thấm hút nhưng lại lâu khô. Khi sử dụng các vật liệu khiến tăng độ ẩm, tạo môi trường cho vi khuẩn ẩm mốc sinh sôi. Vì vậy, hãy lựa chọn vật liệu làm tường chất lượng để hạn chế tối đa nấm mốc.
Bên cạnh đó, trong thi công, sử dụng vật liệu chống thấm như sơn chống thấm là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều gia đình bỏ qua bước này khiến tường dễ bị ẩm mốc hơn.
Các yếu tố khách quan khác
Nguyên nhân tường nhà bị ẩm mốc có thể do thi công, do thời tiết nhưng không thể không nhắc tới một vài yếu tố khác như:
- Rò rỉ đường ống nước trong gia đình hoặc công trình xây dựng
- Do công trình/ ngôi nhà đã xây lâu năm và xuống cấp
- Hộp kỹ thuật bị lỗi, rò rỉ nước hoặc nứt vỡ không được phát hiện sớm.
Trong các tác nhân nói trên thì các yếu tố kỹ thuật có thể khắc phục được. Tuy nhiên, với tường xây đã lâu, qua thời gian bị xuống cấp và ẩm mốc là không tránh khỏi. Để loại bỏ tình trạng này bạn cần tái tạo và sơn lại tường nhà với sơn chống thấm. Nhằm giúp bảo vệ tường, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn nấm mốc.
Cách xử lý tường nhà bị nấm mốc
Sử dụng các chất tẩy hóa học
Các chất tẩy hóa học như Javen, hóa chất tẩy rêu mốc Crocodile Moss Remover KCRE-03003, … đều có thể diệt ẩm mốc bám lâu trên tường.
Cách sử dụng nước Javen để đánh bóng và xử lý ẩm mốc với tường nhà:
- Dùng 1 lít nước hòa với 0,5ml nước Javen, có thể xử lý được 10m2 tường
- Sử dụng chổi quét tường chuyên dụng để quét sạch vùng nấm mốc
- Dùng cây lăn sơn để lăn dung dịch lên khu vực tường ẩm mốc
- Tiếp tục thực hiện để loại sạch ẩm mốc.
Với các chất tẩy nấm mốc thông dụng khác, bạn nên lưu ý sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn. Khi sử dụng hãy lưu ý đeo găng tay để tránh dị ứng hóa chất gây ảnh hưởng sức khỏe.
Trát lại các khu vực tường nhà bị ẩm mốc nhiều hoặc nứt vỡ, loang lổ
Một trong những cách xử lý khi tường nhà bị ẩm mốc là trát lại tường nhà. Việc trát lại tường nhà giúp láng mịn bề mặt tường, tường trở nên sạch sẽ và sáng bóng.
Để lớp trát tường mới có độ bám dính, bạn nên làm sạch bề mặt tường trước khi sơn. Sau đó trát lại tường bằng vữa với tỉ lệ pha trộn nên là 1:3 – 1:4 để được lớp trát tường chất lượng. Nên trát kỹ phần chân tường và lớp tiếp giáp mái nhà để giúp chống thấm ướt hiệu quả.
Sơn lại tường nhà
Với tường nhà cũ hay ẩm mốc, việc sơn lại tường là cần thiết. Sơn nhà giúp tổng thể ngôi nhà trông bắt mắt, không còn tình trạng nấm mốc hay nứt vỡ.
Sơn lại nhà bằng sơn chống thấm sau khi trát tường nhà là lựa chọn hoàn hảo. Tuy vậy, trước khi sơn, bạn nên lưu ý cách thực hiện để đạt được hiệu quả cao nhất:
- Làm sạch vùng nấm mốc trước khi sơn
- Sử dụng chất tẩy rửa để loại bỏ nấm mốc trên bề mặt sơn
- Trát lại khu vực bị mốc hoặc nứt vỡ, loang lổ
- Lăn sơn chống thấm lên toàn bộ tường, đặc biệt lăn kỹ các khu vực nấm mốc.
Sơn lại tường nhà là lựa chọn tối ưu được nhiều người lựa chọn. Bởi sau khi sơn, tường nhà không chỉ thẩm mỹ hơn mà có độ phủ cao, bảo vệ tường khỏi các tác nhân gây hại.
Cách ngăn ngừa nấm mốc trên tường nhà
Tường nhà bị nấm mốc là hiện tượng thường gặp và có thể xử lý được. Tuy nhiên để tình trạng này không lặp đi lặp lại, bạn có thể ứng dụng các cách sau:
- Thi công tường chắc chắn, sử dụng vật liệu chất lượng – chính hãng
- Sơn tường nhà bằng chất liệu sơn chống thấm, chống nấm mốc
- Thường xuyên xịt khử trùng,làm sạch tường bằng chất tẩy rửa, sau đó lau khô lại
- Lắp thiết bị hút ẩm để thanh lọc không khí, hạn chế nấm mốc
Trên đây là thông tin hữu ích giải đáp cho bạn tường nhà bị nấm mốc phải làm sao, bên cạnh đó là cách để xử lý nấm mốc. Một lưu ý cho bạn rằng khi phát hiện tường bị nấm mốc, nên xử lý sớm để tránh các hậu quả về sau, gây tốn kém.