Home Tổng hợp Chống thấm ngược là gì? Phương pháp chống thấm ngược hiệu quả

Chống thấm ngược là gì? Phương pháp chống thấm ngược hiệu quả

378

1.Chống thấm ngược là gì?

Nhắc đến chống thấm tức là chống lại nước hoặc các yếu tố thấm dột xâm nhập vào bề mặt. Phần lớn các công trình xây dựng hiện nay đều cần thi công vật liệu chống thấm để bảo vệ tường nhà. Vậy chống thấm ngược nghĩa là gì? Có những biện pháp chống thấm ngược nào? Cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chống thấm ngược với ngôi nhà của bạn.

1.1 Khái niệm

Chống thấm ngược là thi công vật liệu chống thấm ở bên trong kết cấu, nơi không tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm. Khi nguồn thấm xâm nhập vào hướng nào thì thi công ngược lại với hướng đó, nhằm mục đích ngăn nước thấm vào bề mặt. 

Chống thấm ngược hiện nay được ứng dụng rộng rãi. Thi công chống thấm ngược giúp ngăn chặn các yếu tố ẩm ướt, bảo vệ tường nhà khỏi yếu tố gây hại. Từ đó giúp tường nhà bóng đẹp, bền lâu theo thời gian, hạn chế tình trạng ẩm mốc hay bong tróc.

1.2 Tầm quan trọng của chống thấm ngược

Các yếu tố thời tiết như mưa nhiều, nồm ẩm là tác nhân gây nấm mốc cho tường nhà. Các lớp bảo vệ của bề mặt tường theo thời gian có thể giảm tác dụng ngăn nước ngấm vào bên trong tường, do đó cần sử dụng giải pháp chống thấm để ngăn sự thấm ẩm cho toàn bộ bức tường. Bao gồm tường vữa xây, gạch xây hay bê tông cột dầm.

Nếu tình trạng thấm ngược không khắc phục kịp thời sẽ khiến mực nước bị đẩy sang phía đối diện. Từ đó gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng:

  • Hiện tượng ẩm mốc, bong tróc xuất hiện, các vi khuẩn nấm phát triển khiến bức tường trông rất thiếu thẩm mỹ.
  • Các vết rêu mốc, loang lổ nơi thấm dột hình thành.
  • Khi trong nhà bị ẩm thấp rêu mốc thì các vật dụng trong nhà cũng bị mốc theo hoặc thâm đen không thể sử dụng. 
  • Các công trình nhanh chóng xuống cấp và giảm tuổi thọ.

Như vậy, chống thấm ngược là rất quan trọng trong xây dựng và bảo vệ công trình. Nếu tình trạng thấm ẩm diễn ra lâu ngày không xử lý kịp thời sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để nâng cấp, xử lý vết mốc – hoen ố.

2. Ưu điểm của chống thấm ngược

Thông thường chống thấm ngược được ưu tiên sử dụng hơn so với chống thấm thuận. Chống thấm thuận tức là nước thấm theo chiều nào ta chống thấm theo chiều đó. Phương pháp này dễ thi công, hiệu quả cao, lớp màng ngăn nước nhờ áp lực mà được nén chặt, mang hiệu quả chống thấm tối ưu. Tuy vậy trong nhiều trường hợp thì chống thấm ngược lại mang nhiều ưu điểm, thậm chí có thể sử dụng sản phẩm chống thấm ngược để thi công chống thấm thuận như chống thấm cho tường, sân thượng, …

Những lý do cho thấy cần phải chống thấm ngược để bảo vệ công trình:

  • Khi xây nhà liền kề, không gian không cho phép bạn tiếp cận để ứng dụng các giải pháp chống thấm. Sau thời gian lâu ngày, tường nhà dễ dàng bị thấm từ bên ngoài vào trong, với kích thước khe tiếp giáp chỉ 10-30cm; lúc này chống thấm khe tiếp giáp không mang lại hiệu quả, do đó bắt buộc bạn phải chống thấm ngược để chủ động chống thấm ướt cho ngôi nhà của bạn.
  • Nếu tường nhà bị thấm ẩm lây lan từ tường nhà bên cạnh, bạn không thể thỏa thuận tìm biện pháp xử lý thì chống thấm ngược là lựa chọn cuối cùng. Bởi bạn có thể thi công chống thấm ngược ngay tại tường nhà mình mà không làm phiền đến tường nhà kế cận.
  • Bạn có bể nước hay công trình hố ga, bể chất thải cần luôn có nước nhưng vì một lý do khách quan nào đó nước bị rò rỉ, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc thì chống thấm thuận là giải pháp hoàn hảo bởi trong trường hợp này bạn không thể ứng dụng chống thấm thuận.

Chống thấm ngược khắc phục tốt tình trạng nấm mốc, bong tróc tường xây hoặc bề mặt bê tông; đây được coi là giải pháp “cứu tinh” cho các bức tường đang bị ẩm nghiêm trọng.

3. Một số phương pháp thi công chống thấm ngược hiệu quả

Chống thấm ngược được đánh giá là giải pháp chống thấm hoàn hảo ngay từ khi xây dựng mới công trình. Để chống thấm ngược hiệu quả ta cần sử dụng các vật liệu thấm ngược chuyên dụng với quy trình thi công cụ và lưu ý cụ thể.

3.1 Chống thấm ngược bằng Sika

Sử dụng Sika để chống thấm ngược được nhiều người lựa chọn bởi nhiều ưu điểm:

  • Độ bám dính tốt, kháng mòn hóa chất, giúp bảo vệ công trình tối đa.
  • Có độ đàn hồi cao, khả năng chống thấm rất tốt do hỗn hợp đặc và dày từ 1-2 cm. Giúp che phủ tốt các vết nứt nhỏ
  • Sản phẩm thích hợp cho lớp vữa xi măng hay lớp vữa cán sàn, có thể giải quyết thấm tường, bể nước hay sàn nhà,…

Chống thấm Sika có đặc điểm dễ thi công với các bước thực hiện đơn giản:

  • Bước 1: Chuẩn bị vật liệu 

Bao gồm vật liệu Sika, máy khoan, búa đục, búa băm, bàn chải sắt, bay, …

  • Bước 2: Vệ sinh sạch bề mặt thi công 

Các lớp vữa, xi măng và bê tông bám thừa hay bong tróc, bụi bẩn cần được làm sạch để giúp chất chống thấm được thẩm thấu hiệu quả.

  • Bước 3: Xử lý thấm ngược

Thực hiện cố định lại, bảo vệ cổ ống thoát xuyên sàn bằng vữa đổ bù không co ngót. Sau đó, quét lớp lót chống thấm, đợi khoảng 2 – 3h để lớp lót khô lại. Tiếp theo, ta quét lớp chống thấm sika, trung bình cần quét từ 2 – 3 lớp. Chờ khoảng 3 – 4h để lớp chống thấm khô rồi sau đó quét lớp thứ 2, làm tương tự với các lớp khác.

  • Bước 4: Bàn giao công trình 

Sau khi thực hiện, cần ngâm nước để kiểm tra khả năng chống thấm, gia cố lại nếu có trục trặc, sau đó trát hoàn thiện và bàn giao.

Lưu ý: Không nên đập tường ra rồi trát dày lên hay trộn nhiều xi măng. Vì càng nhiều xi măng thì bề mặt dễ bị nứt, làm hạn chế khả năng chống thấm.

3.2 Chống thấm ngược bằng màng khò bitum đàn hồi

Tương tự như vật liệu chống thấm ngược Sika, trước khi thi công chống thấm với màng khò bitum bạn cần làm sạch bề mặt cần xử lý. Bao gồm làm sạch các lớp vữa thừa, trám vá các vùng lõm rỗ, loại sạch bụi bẩn.

Sau đó, tiến hành chống thấm ngược với màng khò bitum:

  • Dùng Bitum dạng lỏng để quét lớp lót Primer tạo dính, chờ khoảng 6h để lớp lót khô.
  • Dán màng chống thấm Bitum: Trải tấm màng ra bề mặt, dùng đèn khò thổi lên tấm trải, đảm bảo bề mặt khò úp xuống dưới. Làm nóng đèn khò, bề mặt sẽ bị tan chảy và lớp nhầy sẽ bám dính vào bề mặt đã sơn lót; Lưu ý phân bổ nhiệt khò đồng đều, tạo thành bề mặt phẳng, tránh cho việc nhốt bọt khí.
  • Ngâm nước kiểm tra, sau đó trát hoàn thiện và bàn giao.

Lưu ý: Sau khi thi công, nếu xuất hiện bong bóng khí làm phồng rộp màng thấm thì cần lấy vật sắc nhọn chọc thủng để thoát hết khí; sau đó dán đè một tấm khác lên với biên độ chồng mí là 50mm. Để tránh trường hợp này, sau khi thi công màng thấm bạn cần dán ngay lớp bảo vệ chống thấm để tránh tích tụ khí khi thời tiết thay đổi.

3.3 Chống thấm ngược bằng intoc

Intoc là vật liệu chống thấm gốc nước vô cơ, tồn tại dạng lỏng với màu trắng sữa, khi sử dụng pha với xi măng theo tỉ lệ phù hợp. Vật liệt này sử dụng phổ biến trong chống thấm công trình như hồ chứa nước, tầng hầm, thang máy, …

Các bước chống thấm ngược intoc:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công bằng cách làm sạch bề mặt, trám bít các lỗ rỗng – vết nứt; bề mặt đảm bảo độ ẩm khoảng 16% và thông thoáng gió.
  • Bước 2: Trộn chất chống thấm Intoc với xi măng theo tỉ lệ nhà sản xuất cung cấp.
  • Bước 3: Thi công tạo nhám. Sử dụng phương pháp cắt nghiêng, sau đó vệ sinh lại bề mặt sạch sẽ, quét các rãnh cắt nghiêng để lấp đầy các rãnh, sau đó tô lớp hồ dầu chống thấm lên bề mặt bê tông, sau đó chờ lớp lót hồ dầu ráo lại, tiếp tục tô phủ lớp vữa khoảng 10mm.
  • Bước 4: Kiểm tra bằng cách bơm nước ngâm, nếu sau 24h không thấm dột là hoàn thành.

Lưu ý: Với vật liệu Intoc, nên thi công chống thấm vách bê tông trước khi chống thấm đáy để tránh việc giẫm lên bề mặt vừa mới thi công. Sau 24h hãy tiến hành cán vữa lớp hoàn thiện lên trên. Trong thời gian này bề mặt cần được bảo dưỡng bằng nước cho đến khi cán lớp hoàn thiện xong.

3.4 Chống thấm bằng keo Epoxy

Chống thấm ngược bằng Epoxy là phương pháp chống thấm có nhiều ưu điểm như khả năng chống nước tốt, chống oxy hóa, độ bền cao, độ bám dính hiệu quả với nhiều vật liệt như gỗ, nhựa, bê tông, kim loại, …

Các bước chống thấm với keo Epoxy

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sạch sẽ, đánh sạch các vết nấm mốc – hoen ố, vết dầu mỡ, …
  • Bước 2: Chuẩn bị vật liệu keo Epoxy với tỉ lệ 1:1. Khi bề mặt khô, cần tiến hành dán keo lên bề mặt cần dán. 
  • Bước 3: Thi công chống thấm ngược. Đầu tiên, bạn dùng con lăn, trải đều sơn và lấp đầy các vết khiếm khuyết, vết nứt. Sau đó, trát tiếp lớp sơn phủ hoặc vữa Epoxy chuyên dụng. Sau đó chờ lớp sơn bằng phẳng, sơn phủ Epoxy lên bề mặt. Chờ khoảng 24 giờ cho lớp sơn đóng rắn trước khi sơn lớp sơn thứ hai để hoàn thiện công trình.
  • Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện: Sau khi sơn lớp sơn thứ 2 khoảng 48h, bạn hãy xả đầy nước vào bề mặt để kiểm tra hiệu quả. Đợi trong 48 giờ nữa, nếu không rò rỉ nước thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.

Lưu ý: Làm sạch các thiết bị ngay sau khi thi công bằng nước hoặc thuốc tẩy để tránh vật liệu sót lại hoặc tiếp xúc với da, tạo mùi và ảnh hưởng sức khỏe.

3.5 Sử dụng sơn chống thấm ngược

Sơn chống thấm ngược được sản xuất với thành phần chống thấm chuyên dụng, dùng để sơn bên ngoài làm lớp bảo vệ, ngăn thấm nước vào tường. Ưu điểm khi dùng sơn chống thấm là chống thấm được tổng hợp từ ngoài vào trong, kháng kiềm, không gây độc hại, không sử dụng chì, thủy ngân, có độ bám dính cao, chống ẩm vượt trội.

Các bước thi công sơn chống thấm ngược:

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt và chuẩn bị dụng cụ (như khoan, đục nhọn, búa đục, chổi, bay trát vữa, bàn chải sắt, …)
  • Bước 2: Trám các khe nứt. Pha trộn hỗn hợp bột chống thấm với dung dịch dạng sữa với tỉ lệ phù hợp; sau đó dùng bay, chổi, bàn chà trét hỗn hợp lên vết nứt để trám bít các khe nứt.
  • Bước 3: Quét sơn chống thấm lên bề mặt.

Lưu ý khi thi công sơn chống thấm ngược: Nên thi công lớp 2 sau lớp đầu tiên từ 6-8h để các lớp sơn thẩm thấu tốt nhất vào bề mặt. Bên cạnh đó cần đảm bảo môi trường khi thi công phải thoáng. Tránh cho sơn tiếp xúc với da hoặc mắt bằng cách đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo vệ.

4. Trường hợp cần xử lý bằng phương pháp chống thấm ngược

Trong nhiều trường hợp, khi thi công quá trình chống thấm thuận khó thực hiện hoặc không thể thực hiện được thì chống thấm ngược là biện pháp tối ưu để ngăn cản sự xâm nhập của nước và các yếu tố hơi ẩm lên bề mặt tường. 

Một số trường hợp cần xử lý bằng giải pháp chống thấm ngược:

  • Chống thấm bể bơi, bể nước, bể chứa nước ngầm có nguy cơ bị thấm do mạch nước bên ngoài
  • Chống thấm tầng hầm mới xây hoặc đang bị thấm ướt.
  • Chống thấm các vách ngăn hoặc khe tiếp giáp giữa hai nhà bị thấm
  • Chống thấm với bãi đỗ xe ngầm, thang máy
  • Tường phía bên ngoài bị thấm do nứt rạn hoặc tường đã cũ, xuống cấp
  • Tình trạng thấm tường từ sân thượng hoặc nhà vệ sinh đã cũ, …

Như vậy, chống thấm ngược là giải pháp chống thấm hiệu quả cho tường nhà, tường hầm hoặc nhiều công trình khác. Việc ứng dụng chống thấm ngược không chỉ cho hiệu quả chống thấm tối ưu mà còn giúp bạn tránh được các rủi ro thấm ngược từ bức tường kế cận hoặc các khu vực tường ở gần vùng đất ẩm, không tránh khỏi nguy cơ nhiễm ẩm từ nền đất. 

Bài trướcPhương pháp chống thấm tầng hầm | Vật liệu chống thấm tầng hầm tốt nhất
Bài tiếpChống thấm hồ cá cảnh – hồ cá Koi
Chia sẻ kiến thức chống thấm màu

Trả lời

Nhập bình luận tại đây
Nhập tên