Trong tất cả hạng mục công trình xây dựng thì tầng hầm là nơi ẩm thấp nhất. Các yếu tố thời tiết và tác động cơ học khiến tầng hầm bị thấm nước, nấm mốc, hư hại kết cấu, mất thẩm mỹ… Các biện pháp chống thấm nên thi công NGAY BAN ĐẦU xây dựng và áp dụng CHỐNG THẤM THUẬN sẽ tốt hơn chống thấm ngược
Để đảm bảo thi công chống thấm đúng kỹ thuật, cần nắm được các nội dụng sau:
Mục lục:
Lý do nào khiến tầng hầm bị thấm nước?
Bị thấm do kết cấu xây dựng:
- Do thiếu hệ thống thoát nước tầng hầm. Hệ thống thoát nước bao gồm các ống thoát, cống thoát nước, bể chứa nước và các phần khác để đảm bảo nước sẽ không tích tụ
- Do hệ thống thoát nước bị vỡ, nứt gây thấm nước nhanh chóng
- Do tường hồ vữa, bê tông…bị nứt, hư hỏng. Cho dù là vết rạn nứt nhỏ cũng gây thấm. Những vết nứt này có thể xuất hiện do các yếu tố như thay đổi nhiệt độ đột ngột, độ co ngót của vật liệu, chấn động, móng bị sụt lún, căn chỉnh không đúng trong quá trình xây dựng hoặc bị lão hóa theo thời gian
Bị thấm do vật liệu xây dựng
- Bê tông kém chất lượng, không bảo dưỡng bê tông dẫn đến rạn nứt…
- Tường hồ vữa kém chất lượng hoặc trộn cát xi măng không đều…
- Mái che giếng trời lắp đặt kém: Mái che giếng trời của tầng hầm được thiết kế để ngăn mảnh vụn và nước lọt vào tầng hầm. Nếu tấm che bị lỏng hoặc mất, nước có thể tràn vào gây thấm nước…
Bị thấm do thi công chống thấm tầng hầm không đúng kỹ thuật
– Nếu vật liệu xây dựng như hồ vữa, bê tông, hệ thống thoát nước…đều đảm bảo chất lượng rất tốt mà vẫn bị thấm là do chưa không thi công chống thấm hoặc thi công chống thấm không đúng kỹ thuật hoặc vật liệu chống thấm tầng hầm không đảm bảo chất lượng
– Hơi nước hoàn toàn có thể ngấm vào bê tông, hồ vữa…do kích thước phân tử nước nhỏ hơn kích thước lỗ rỗng của bê tông, hồ vữa. Ngoài ra, ngấm nước lâu ngày sẽ gây hư hỏng, mục nát kết cấu xây dựng, từ đó nước thấm vào ngày càng nặng
– Một nguyên nhân rất quan trọng là do tầng hầm nằm dưới lòng đất, nước ngấm từ lòng đất qua mạch ngừng thi công-> ngấm từ móng lên sàn tầng hầm, ngấm qua tường đứng bao quanh tầng hầm. Nếu thầu thợ không hiểu về chống thấm sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc chống thấm
– Ngoài ra, tầng hầm bị thấm do tầng phía trên không thi công chống thấm hoặc thi công chống thấm không đúng kỹ thuật. VD: sàn nhà tắm, nhà vệ sinh…tầng trên không thi công chống thấm sẽ ngấm nước xuống tầng hầm. Hoặc đường ống nước tầng trên bị hư hỏng ngấm xuống tầng hầm…
Các vị trí cần phải chống thấm cho tầng hầm
Các hạng mục bao gồm: chống thấm vách tầng hầm ( tường đứng- tường bao quanh), sàn, đáy tầng hầm. Mỗi vị trí có mức độ thấm nước và địa thế khác nhau. Bởi vậy biện pháp chống thấm có thể không giống nhau, tùy vào hoàn cảnh cụ thể và mức độ nghiêm trọng về thấm nước.
Chống thấm vách tầng hầm
Vách tầng hầm là nơi chịu áp lực nước cao, là khu vực có độ sụt lún lớn, không ổn định. Theo nghiên cứu của chúng tôi, BẮT BUỘC phải chống thấm thuận ( từ bên ngoài) để chống nước ngấm từ lòng đất mới đạt hiệu quả cao nhất
Trừ trường hợp bất khả kháng, không thể thi công chống thấm tường bên ngoài tầng hầm, mới thi công chống thấm ngược ( từ bên trong)
Vật liệu chống thấm thường sử dụng cho vách tầng hầm là Sika chống thấm hoặc màng chống thấm Bitum. Vật liệu này có khả năng ngăn nước triệt để, có độ co giãn cao, che phủ tốt các vết nứt giúp bảo vệ tốt kết cấu công trình.
Chống thấm sàn, đáy tầng hầm
Sàn đáy tầng hầm là vị trí cần thi công chống thấm, lắp đặt tốt hệ thống thoát nước để đảm bảo nước không xâm nhập.
Có thể chống thấm sàn đáy tầng hầm khi xây mới công trình hoặc chống thấm sau thời gian dài sử dụng. Các vết nứt sàn đáy cần được xử lý trước khi áp dụng các vật liệu chống thấm. Có nhiều cách khắc phục các vết nứt nền, bao gồm phun chống thấm epoxy, phun polyurethane
Vật liệu chống thấm tầng hầm cho khu vực sàn đáy có thể dùng màng dán bitum, sika hoặc chất chống thấm. Với tính chịu nhiệt cao, chống thấm nước, chịu lực tốt, các vật liệu giúp bảo vệ tầng hầm khỏi nguy cơ thấm nước triệt để.
Phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả cao
Tầng hầm thường dễ bị thấm nước, đặc biệt nếu các bức tường không được bịt kín đúng cách. Để ngăn nước xâm nhập vào tầng hầm, điều quan trọng là phải sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng cao.
Có một số vật liệu thường được sử dụng để chống thấm tầng hầm. Tiêu biểu như Sika chống thấm, chống thấm bằng màng khò nóng, sơn chống thấm.
Chống thấm tầng hầm bằng sika
Sika là vật liệu chống thấm dạng lỏng, dễ thi công. Đặc biệt được sử dụng phổ biến trong chống thấm vách tầng hầm.
Ưu điểm:
- Chống thấm cao
- Bao phủ tốt các vết nứt rạn
- Tính đàn hồi tốt, không bị co ngót
- Thẩm thấu sâu, ngăn nước hiệu quả.
Sika chống thấm được cho bên ngoài, bên trong, bê tông tầng hầm. Sản phẩm phổ biến như: Sikaproof, Sikaplan, Sikalastic, Sika monotop, Sika Top seal 107, …
Cách chống thấm bằng vật liệu Sika:
Bước 1: Chuẩn bị thi công
- Làm sạch bề mặt, dọn chướng ngại vật (nếu có)
- Xử lý bảo vệ cố định hệ thống đường ống cấp thoát nước tại vị trí cần thi công chống thấm
- Chuẩn bị vật liệu, máy móc: xi măng, vữa, hóa chất sika, máy hơi, máy băm, …
Bước 2: Tiến hành thi công
- Băm đục sạch, loại bỏ các lớp bê tông, vữa bong tróc hoặc dư thừa
- Sau khi dọn sạch sẽ bề mặt => Gia cố lớp chống thấm bằng bằng hỗn hợp sika latex và vữa đổ bù không bị co ngót
- Quét lớp tạo dính lên bề mặt và vách tầng hầm
- Sau khi lớp lót khô => Quét tiếp lớp chống thấm sika (nên quét từ 2-3 lớp)
- Đợi khô từ 2-3 tiếng
Bước 3: Thử nước và hoàn thiện.
Quá trình thi công chống thấm với vật liệu Sika khác nhau với từng loại hóa chất Sika. Khi sử dụng nên tuân theo định mức của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
Màng khò nóng bitum là vật liệu chống thấm tầng hầm hiệu quả cao, được ưu tiên sử dụng bởi những lý do sau:
- Khả năng chống thấm cao dù trong môi trường áp suất hơi nước lớn
- Độ đàn hồi cao, chịu được trọng tải
- Mức độ chịu co kéo, chịu xé tốt
- Thích ứng mọi điều kiện thời tiết
- Mềm dẻo, chống rách, có thể đi lại bên trên bề mặt
Màng khò nóng chống thấm tầng hầm thi công đơn giản, chỉ cần 1 lớp màng dán đã đạt hiệu quả chống thấm tối ưu. Bởi quá trình thi công không quá cầu kỳ nên cần chất lượng thi công đảm bảo. Do đó cần người thợ có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao để thực hiện thi công đúng cách để tránh các rủi ro co ngót, vênh, hở mép, dán không khít, …
Các bước chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Loại bỏ bụi bẩn, xử lý các vết nứt vỡ nếu có.
- Bước 2: Quét lớp tạo dính
- Quét lớp tạo dính bằng lu sơn
- Đảm bảo lớp tạo dính khô ráo trước khi dán màng chống thấm.
- Bước 3: Dán màng chống thấm
- Trên màng dán, phần để dán phải được úp xuống dưới
- Đặt các cuộn hoặc tấm màng vào vị trí cần dán. Dùng đèn khò nóng khò tấm màng để tấm màng bám dính vào bề mặt. Khò nóng đến đâu ta giữ chặt tấm màng đến đó.
- Lưu ý thao tác nhanh để tấm màng kết chặn lên bề mặt chống thấm. Tạo mặt phẳng trên tấm màng để không gặp tình trạng nhăn nhúm, bám dính không đều.
- Bước 4: Phủ lớp bảo vệ và hoàn thiện.
Lưu ý khi chống thấm tầng hầm với màng khò nóng:
- Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng tại vị trí chồng mép. Dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp. Biên độ chồng mí 50mm.
- Cần gia cố kỹ lưỡng các góc tường, khe co giãn, cổ ống. Giúp tăng độ bám dính và tăng tuổi thọ lớp màng.
- Dùng vật sắc nhọn để chọc thủng bong bóng khí (nếu có).
Chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm
Có nhiều dòng sơn chống thấm được sản xuất chống thấm tầng hầm. Sơn chống thấm có thể sử dụng cho tường bên ngoài hoặc bên trong tầng hầm.
Ưu điểm:
- Khả năng chống thấm tốt, độ bền cao
- Khả năng liên kết chặt chẽ khối bê tông
- Thích nghi tốt với mọi điều kiện thời tiết
- Màng phủ co giãn tốt
- Dễ dàng thi công.
Một số loại sơn chống thấm tầng hầm tốt nhất hiện nay như: sơn chống thấm Kova, Dulux, Sơn chống thấm Water Seal DPC, …
Quy trình thực hiện với sơn chống thấm:
- Làm sạch bề mặt: Đục tẩy các vị trí thấm nước, các khe nứt cần được làm sạch và trám bít lại bằng vữa hoặc vật liệu chuyên dụng. Nên đục tẩy từng ít một để ngăn nước rò rỉ hay thấm ướt mạnh, gây khó khăn cho khâu chống thấm.
- Bo góc chân tầng hầm bằng sơn chống thấm. Sau đó quét lớp lót chống thấm.
- Thi công quét chất chống thấm từ trên xuống dưới. Lớp chống thấm cần có độ dày từ 1mm/ lớp, định mức sử dụng tùy theo diện tích tầng hầm và hướng dẫn từ nhà sản xuất.
- Phủ lớp chống thấm, thử độ thấm nước và bàn giao công trình.
Trên đây là nội dung chống thấm tầng hầm bằng vật liệu chống thấm chuyên dụng. Có thể chống thấm tầng hầm khi mới xây hoặc tầng hầm cũ. Tuy nhiên việc khắc phục thấm nước sau thời gian dài sử dụng sẽ khó khăn, phức tạp hơn việc thi công chống thấm ban đầu. Vì vậy hãy tiến hành chống thấm tầng hầm khi xây mới công trình, giúp tiết kiệm chi phí, tránh sửa chữa khắc phục nhiều lần.