Mục lục:
Định nghĩa
Bột màu ( chất màu) có thể được coi là các hạt rắn, phần lớn không tan trong chất tạo màng, dung môi, chất pha loãng có trong sơn và tạo cho màng sơn có các tính năng sử dụng theo yêu cầu.
Bột màu có các tác dụng làm cho màng sơn có tính chất là:
– Vẻ đẹp trang trí: có màu sắc, độ che phủ kín hoặc trong suốt và các hiệu ứng đặc biệt (nhũ đồng, như phản quang, màu xà cừ, v.v..).
– Bảo vệ bề mặt cần sơn bền với thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ, hóa chất,v.v…
– Các tính chất khác như: chịu lực, cứng, chống cháy, chống ăn mòn, chống hà tàu biển, chống trơn trượt bề mặt.
Phân loại hóa chất tạo màu
– Bột màu vô cơ: (INORGANIC PIGMENTS) gồm các bột màu và bột độn có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc tổng hợp nhân tạo.
– Bột màu hữu cơ: (ORGANIC PIGMENTS) thường là các bột màu có nguồn gốc tổng hợp nhân tạo
Bảng so sánh các tính chất tổng quát giữa 2 loại bột màu vô cơ và hữu cơ
Cách gọi tên theo danh pháp bột màu
Thường gọi tên và phân loại danh pháp cụ thể của bột màu theo 3 cách dưới đây.
– Theo chỉ số màu (Colour Index): nhóm tên, kiểu màu và chỉ số cụ thể- viết tắt là (C.I).
– Theo cấu tạo hóa học: Chỉ số cấu tạo (Constitution Number).
– Theo tên thương mại: Tên gọi thương mại của bột màu kèm theo Colour Index.
Cách gọi tên bột màu thông dụng nhất là xác định theo C.I
Các tính chất cần thiết của chất màu sử dụng trong sơn và chống thấm
a. Tính phân tán: (Dispersion)
– Tính phân tán của bột màu là tính chất các bột màu sử dụng không được kết tụ với nhau trong chất tạo màng.
Quá trình phân tán bột màu trong chất tạo màng bằng 2 thiết bị phân tán và các chất phụ gia thích hợp giúp bột màu phân tán đều trong chất tạo màng và không bị kết tụ trở lại trong quá trình lưu kho và sử dụng sơn
– Bột màu hữu cơ thường khó phân tán trong chất tạo màng hơn bột màu vô cơ.
– Quá trình phân tán bột màu gồm có 4 bước thực hiện là:
● Sự thấm ướt (wetting) bề mặt bột màu
● Sự phá vỡ các tập hợp liên kết các hạt bột màu
● Sự phân bố đều các hạt bột màu trong chất tạo màng
● Sự làm ổn định (làm bền) dạng phân tán bột màu
b. Độ bền ánh sáng (LIGHT FASTNESS)
Độ bền ánh sáng của bột màu là sự bền màu và ánh sáng ban ngày (có tồn tại tia tử ngoại có tác dụng phá hoại độ bền màu của bột màu).
c. Độ bền thời tiết (WEATHER FASTNESS)
Độ bền thời tiết của bột màu được đánh giá theo hai phương pháp, phơi mẫu sơn màu ngoài trời và thí nghiệm nhanh trong tủ thí nghiệm nhanh ( tăng tốc quá trình lão hóa)
d. Độ bền nhiệt (Heat Stability)
– Bột màu dùng chế tạo sơn yêu cầu phải có tính bền nhiệt để không bị biến màu trong các trường hợp sau:
● Khi phân tán hoặc nghiền bi ở tốc độ cao
● Khi cần sấy ở nhiệt độ cao
● Khi sử dụng bề mặt sơn ở gần khu vực nhiệt độ cao.
e. Độ bền hóa chất ( axit và kiềm)
Màng sơn màu khi thi công sau khi khô tại các công trình xây dựng có khí quyển công nghiệp cần có độ bền axit do khí thải ngưng tụ với hơi nước tạo ra axit bám trên bề mặt sơn, hoặc sơn lên bề mặt vật liệu silicat, bê tông, xi măng có tính kiềm
f. Độ bền dung môi
– Độ bền dung môi là một yêu cầu quan trọng đối với bột màu dùng cho sơn và mực in trong quá trình sản xuất, sử dụng.
Yêu cầu chung là chọn loại bột màu không tan trong dung môi hữu cơ là tốt nhất
g. Cường độ màu (Colour strength)
– Cường độ màu là một thông số rất quan trọng để xác minh màu sắc cuối cùng của màng sơn cần có theo yêu cầu.
– Cường độ màu thường được đo bằng số lượng Ti O2 cần kết hợp với 1 phần bột màu cần đo để đạt được cường độ màu tiêu chuẩn theo thang màu chuẩn quốc tế Internetional Standard Colour Depth ( viết tắt là SD) được xây dựng do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO)
Thường cường độ màu tiêu chuẩn được đo ở 3 mức cùng với một phần bột màu pha với phần TiO2 25 phần TiO2 VÀ 200 phần TiO2 , gọi theo danh từ chuyên môn là Tinting Colour ( màu pha theo tiêu chuẩn)
Tuy nhiên với trường hợp dùng các bột màu có độ trong suốt (Transparent) thì phép đo này không chính xác.
● 7 tính chất từ a -> g là các thông số quan trọng của bột màu để lựa chọn loại thích hợp dùng sản xuất sơn và chống thấm màu
● Ngoài ra cũng cần chú ý đến một số tính chất khác của bột màu có ảnh hưởng đến tính chất của sơn mực in như: Tính lưu Tính lưu biến( Rheology), tính kết tụ màu và độ bong màng sơn
Lựa chọn các loại hóa chất tạo màu
Bảng ứng dụng tổng quát của hóa chất tạo màu trong sơn và chống thấm:
Bảng hướng dẫn chọn bột màu cho sơn và chống thấm
*Ghi chú : Phần trong ngoặc đơn [x] là bột màu chỉ dùng cho sơn cao cấp