Home Tổng hợp Chống thấm lộ thiên là gì? | Các vật liệu chống...

Chống thấm lộ thiên là gì? | Các vật liệu chống thấm lộ thiên phổ biến hiện nay

216

Khu vực ” lộ thiên ” trong xây dựng là những bề mặt nằm ngang, ở ngoài giữa trời, không có gì che chắn . Ví dụ như sàn mái, sân thượng, ban công, logia…

Các hạng mục này chịu tác động rất mạnh từ khí hậu: nắng nóng, tia UV từ mặt trời, nước mưa đọng dài ngày và liên tục , kèm hóa chất… gây lão hóa vật liệu chống thấm chất lượng kém

Chống thấm lộ thiên là gì?

Chống thấm lộ thiên là quá trình thi công hóa chất chống thấm đặc chủng chuyên dụng có độ bền rất cao bằng con lăn, chổi quét hoặc máy phun lên trên bề mặt sân thượng, sàn mái, ban công…. để bảo vệ các kết cấu xây dựng không bị thấm ẩm

Các vật liệu chống thấm lộ thiên có thể sử dụng trên các bề mặt tường xây vữa xi măng, bê tông hay nền đã lát gạch

Lợi ích khi chống thấm lộ thiên

Sàn mái, sân thượng là khu vực chịu tác động trực tiếp với yếu tố thời tiết nên khi không có lớp bảo vệ rất dễ bị hư hại. Bề mặt lộ thiên thời gian đầu chịu tác động thời tiết khắc nghiệt hoặc ứ đọng nước có thể chưa để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên sau thời gian dài dẫn đến hiện tượng bong tróc, nước dễ dàng thẩm thấu qua bề mặt bê tông hay xi măng. Hậu quả khiến vi khuẩn nấm mốc sinh sôi, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn gây nguy hại tính mạng khi ảnh hưởng hệ thống điện (do ẩm tường, hơi nước tích tụ), dễ gây cháy nổ, hở điện, …

Việc ứng dụng chống thấm cho công trình lộ thiên mang lại nhiều lợi ích:

  • Giúp bề mặt láng mịn, sạch sẽ
  • Chống lại ẩm mốc, bám bẩn của rong rêu
  • Dễ vệ sinh, làm sạch
  • Có thể di chuyển trên bề mặt lộ thiên mà không lo bong tróc, nứt vỡ
  • Giúp giảm nhiệt cho tầng áp mái với những dòng chống thấm có kháng tia UV, màng sơn dày không hấp thu nhiệt.

Bề mặt lộ thiên khi thi công chống thấm còn giúp kháng nước hiệu quả, ngăn chặn sự nứt vỡ, loang lổ trên bề mặt. 

Vì sao khu vực lộ thiên rất hay bị thấm nước?

Khu vực lộ thiên là các bề mặt trên cùng hoặc ngoài cùng của dự án. Mặc dù đây không phải khu vực thường xuyên sử dụng nhưng nếu tình trạng thấm nước xảy ra, có thể khiến trần nhà bị thấm dột, mốc, nứt vỡ. Từ đó ảnh hưởng sức khỏe gia đình, gia chủ tốn nhiều chi phí hơn để thi công lại tại nhiều vị trí.

Vì sao bề mặt lộ thiên hay bị thấm nước?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm nước với khu vực lộ thiên:

  • Do bề mặt lộ thiên tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, mưa đá, tia UV, …
  • Khi xây mới công trình, khu vực lộ thiên không áp dụng biện pháp chống thấm
  • Dùng sai vật liệu chống thấm ở sàn mái hoặc sản phẩm chống thấm kém chất lượng
  • Thi công sai kỹ thuật, sai định mức với sản phẩm chống thấm của nhà sản xuất, thợ thầu tay nghề kém, …
  • Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, ứ đọng nhiều nguồn nước lâu ngày dẫn đến phá vỡ kết cấu công trình, bề mặt bị xuống cấp.

Để hạn chế tình trạng thấm nước với khu vực lộ thiên, các chuyên gia khuyên rằng nên chống thấm lộ thiên ngay từ khi chưa hoàn thiện công trình xây dựng. Điều này có lợi hơn so với việc khắc phục các hậu quả thấm dột trong quá trình sinh sống.

Lựa chọn vật liệu chống thấm lộ thiên phù hợp với khu vực lộ thiên

Vật liệu chống thấm lộ thiên gồm 2 nhóm như chống thấm bằng màng định hình và chống thấm bằng chất lỏng tạo màng. Việc hiểu rõ từng nhóm vật liệu giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Vật liệu chống thấm lộ thiên bằng màng định hình

Nhóm vật liệu này bao gồm các chất tạo màng định hình có trong các màng khò, bitum, các tấm trải từ nhựa tổng hợp, … với một số đặc tính chống thấm riêng biệt.

Màng chống thấm khò nóng

Màng khò nóng là phương pháp chống thấm truyền thống được sử dụng chống thấm cho nhiều bề mặt.

Màng chống thấm được cấu tạo bởi hợp chất dẻo nhiệt, hỗn hợp bitum cải tiến, gia cố với hệ thống lưới sợi gia cường không dệt gốc Polyester với nhiều ưu điểm:

  • Chống chịu nhiệt tốt
  • Chống thấm cao
  • Chịu được tia UV
  • Tính đàn hồi tốt

Ngoài những ưu điểm thì màng chống thấm khò nóng có nhược điểm nhất định. Không giống các loại hóa chất chống thấm dạng lỏng, khi sử dụng màng khò nhiệt còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, tay nghề của người thợ. Đặc biệt ở các vị trí bề mặt không được bằng phẳng hay các điểm chồng mép,…

Sản phẩm thích hợp với nhiều bề mặt và sau khi thi công có thể để lộ thiên không cần láng vữa bảo vệ (với loại màng có bề mặt là khoáng đá).

Màng chống thấm tự dính

Màng chống thấm tự dính, được chế tạo từ bitum chất lượng cao biến tính với polymer SBS (styrene- butadiene-styrene), mặt dưới của màng là một lớp keo dính, mặt trên được phủ bởi lớp film PE/PP hoặc vẩy khoáng. 

Màng tự dính cho khả năng chống thấm tốt, thi công đơn giản. Do được gia cường bằng sợi polyeste composit kết hợp với sợi thủy tinh nên chúng có kích thước ổn định, cường độ chịu lực kéo rất cao. 

Màng khò nóng, thích hợp với tất cả bề mặt bê tông, kể cả bề mặt hơi lồi lõm. Ngoài ra loại vật liệu này có khả năng chống chịu tốt với thời tiết dưới 30o C, đa dạng sản phẩm cho khách hàng lựa chọn. Một số loại màng chống thấm tự dính đang được sử dụng phổ biến như là Sticky Stopper, Libero, Autotak, … 

Chống thấm lộ thiên với chất lỏng tạo màng

Thi công chống thấm với chất lỏng tạo màng tức là sử dụng các sản phẩm chống thấm dạng lỏng, sau khi khô tạo thành màng chống thấm gốc xi măng, gốc Pu, gốc Acrylic, … giúp chống thấm hiệu quả, cho giá trị sử dụng lâu dài.

Qua thực tế thi công và theo đánh giá của nhiều nhà thầu thì hạng mục chống thấm với chất lỏng tạo màng được lựa chọn nhiều nhất. Bởi chất lỏng tạo màng có độ đàn hồi cao, độ bám dính tốt, giảm thiểu tối đa nguy cơ bong tróc cùng nhiều ưu việt khác.

Chống thấm bằng Sikalastic-590

Sikalastic-590 là vật liệu chống thấm gốc Polyurethane – Acrylic. Sản phẩm được cải tiến hơn với nhiều ưu điểm:

  • Chống thấm hiệu quả
  • Kháng nước, kháng tia UV, chống phong hóa, chống ố màu
  • Che phủ vết nứt tốt
  • Độ đàn hồi cao
  • Không độc hại, hàm lượng VOC tuân thủ đúng yêu cầu với lớp sơn phủ gốc nước.

Sản phẩm thích hợp với dự án xây mới hoặc đang cần khắc phục. Nhờ tính năng chống thấm hoàn hảo mà Sikalastic – 590 ứng dụng với các bề mặt lộ thiên hoặc vị trí phức tạp.

Chống thấm mái lộ thiên Neoproof PU W

Là sản phẩm chống thấm sàn mái PU gốc nước, chống thấm Neoproof PU W được tin dùng với độ bền cơ học và khả năng chống thấm vượt trội.

Ưu điểm sản phẩm:

  • Dễ thi công
  • Hoạt động dễ dàng trên bề mặt khi lớp sơn khô
  • Chống thấm bảo vệ lớp cách nhiệt bọt PU
  • Sản phẩm đạt chứng nhận chuẩn CE
  • Chịu được nhiệt độ khắc nghiệt.

Neoproof PU W thích hợp dùng để chống thấm vùng lộ thiên như mái bê tông, tấm lợp xi măng, khảm, vữa xi măng,…

Chống thấm mái lộ thiên Sporthane exposure WTR KCC

Sporthane exposure WTR KCC là sản phẩm sơn chống thấm có gốc Polyurethane chống thấm.

Ưu điểm sản phẩm:

  • Kháng nước tốt
  • Chống chịu thời tiết khắc nghiệt
  • Độ bám dính và co dãn tốt
  • Không bám bẩn, chống rêu mốc và dễ vệ sinh
  • Chống chịu tia UV, chống nhiệt
  • Độ bền cao.

Sporthane Exposure che phủ tốt các vết nứt, được sử dụng chống thấm mái lộ thiên, sàn mái bê tông và nhiều khu vực khác.

Sơn chống thấm lộ thiên CTmax gốc PU

Là dòng sản phẩm cao cấp với sự kết hợp của 2 thành phần 2 thành phần Polyurethane đa chức năng,sản phẩm có chứa dung môi với khả năng chống thấm vượt trội. 

CTmax gốc PU rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần trộn 2 thành phần theo tỷ lệ của nhà sản xuất.

Ưu điểm sản phẩm:

  • Chỉ cần thi công 1 lớp với độ dày theo thiết kế, có thể thi công luôn trên bề mặt
  • Chất sơn có độ bền và độ dãn dài cao
  • Bám dính tốt trên nhiều bề mặt, không để lại mối nổi sau thi công.
  • Chống thấm hoàn hảo, che phủ tốt các vết nứt vỡ
  • An toàn, không độc hại.

Chống thấm lộ thiên CTmax được ứng dụng cho chống thấm sàn mái, sân thượng mà không cần tấm lợp. 

Quy trình chống thấm lộ thiên với sơn chống thấm

Thi công chống thấm lộ thiên với chất lỏng tạo màng như sơn chống thấm về cơ bản các bước thực hiện gần như nhau. Để thi công hiệu quả, bạn nên tuân thủ các bước thực hiện, sau đó có thời gian chờ để màng sơn khô lại.

Các bước chống thấm lộ thiên với sơn chống thấm:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
  • Làm sạch, loại bỏ các chất bẩn, sau đó để khô ráo
  • Loại bỏ lớp nền cũ đã bong tróc hoặc có vết loang lổ
  • Chuẩn bị dụng cụ chuyên dùng trong chống thấm.
  • Bước 2: Thi công lớp sơn lót
  • Lớp lót giúp cho lớp sơn phủ bám dính tốt hơn. Từ đó tăng khả năng chịu lực và tăng tính chống nước, tăng độ co dãn.
  • Bề mặt cần phẳng, đảm bảo độ ẩm
  • Thi công 1-2 lớp lót bằng con lăn, chổi quét hoặc máy phun chuyên dụng.
  • Thời gian để khô khoảng 1h
  • Bước 3: Sơn phủ chống thấm
  • Tiến hành phủ lớp polyurethane sau khi lớp sơn lót đã khô
  • Với loại 1 thành phần, ta mở hộp và trộn, sau đó thi công dàn đều lên bề mặt. Với loại 2 thành phần, ta trộn đều hỗn hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất rồi thi công
  • Phủ đều sơn lên trên bề mặt
  • Dùng dụng cụ chuyên dụng để phá bọt khí sau khi thi công xong.
  • Bước 4: Thi công lớp bảo vệ
  • Sau khi lớp sơn phủ khô lại, tiến hành phủ lớp ngoài cùng để bảo vệ
  • Sử dụng rulo hoặc máy phun sơn chuyên dụng
  • Để tăng khả năng bảo vệ, có thể rải cát khô lên mặt mặt sau thi công khoảng 90 phút, sau đó mới thi công lớp sơn phủ bảo vệ.

Trong quá trình thi công cần lưu ý đảm bảo trang bị đầy đủ các dụng cụ và trang thiết bị bảo vệ cho da và mắt; tránh hít phải hay tiếp xúc với sơn.

Chống thấm lộ thiên là quá trình thi công bảo vệ bề mặt lộ thiên rất quan trọng để bảo vệ công trình. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ về chống thấm lộ thiên và lựa chọn vật liệu phù hợp cho khu vực chống thấm, nhằm mang lại hiệu quả chống thấm tuyệt vời cho khu vực lộ thiên.

Bài trướcChống thấm cổ ống – tổng hợp: quy trình, vật liệu & phương pháp chống thấm
Bài tiếpPhương pháp chống thấm bể bơi hiệu quả nhất 
Chia sẻ kiến thức chống thấm màu

Trả lời

Nhập bình luận tại đây
Nhập tên